DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Chuộc Chồng và các truyện ngắn khác lần đầu tiên mang đến cho bạn một loạt những câu truyện cực kỳ cuốn hút qua bút pháp của tác giả truyện trinh thám tâm lý ăn khách bậc nhất thế giới: Mary Higgins Clark.

Tập truyện gồm có:

  • Vụ án trên đất Mũi
  • Nữ diễn viên tài ba
  • Chuộc chồng

***

Mary Higgins, sinh năm 1927 ở Mỹ, đã làm nhiều công việc khác nhau trước khi đến được với nghề viết văn. Cha mất sớm, hoàn cảnh khó khăn nên ngay khi học xong trung học, Mary phải lo giúp gia đình bằng cách nhanh chóng tìm một công việc. Bà đã làm thư ký rồi làm tiếp viên hàng không trước khi lập gia đình với Warren Clark. Lấy chồng một thời gian sau, Mary mới có thể theo đuổi sự nghiệp văn chương bằng nghề viết báo.

Cuộc sống tưởng chừng đang yên ổn thì người chồng đột ngột qua đời trong một cơn đau tim, để lại một mình Mary với năm đứa con nhỏ. Người phụ nữ này không hề nhụt chí mà còn nỗ lực làm việc hơn bao giờ hết. Bà lao vào viết sách và lấy tên là Mary Higgins Clark. Tác phẩm đầu tiên, Tiểu sử George Washington, ra đời khi bà đã 40 tuổi, không đem lại mấy thành công. Mary quyết định chuyển sang thể loại truyện trinh thám. Cuốn tiểu thuyết Where are the children (Con của chúng ta đâu) xuất bản năm 1975, lập tức trở thành sách best-seller.

Sau thành công của tác phẩm này, Mary bắt đầu gặt hái những thắng lợi lớn. Những phụ nữ giàu có, quyến rũ, những tội ác bí hiểm và bầu không khí căng thẳng đáng sợ là những đặc điểm nổi bật khiến cho câu chuyện luôn tạo được một hấp lực mạnh mẽ. Một số độc giả sau khi đọc truyện của bà đã phát biểu: “Cảm ơn Mary đã khiến tôi nhiều lần toát mồ hôi trong những đêm thức trắng đọc truyện của bà.

Một khi đã bước vào thế giới đó thì bạn không thể rời xa được, chừng nào bạn chưa đọc xong. A Cry in the night (Tiếng thét trong đêm)The cradle will fall (Lộ diện)No place like home (Không đâu bằng ở nhà mình) đều là những tiểu thuyết tuyệt vời”. Một độc giả khác nhận xét: “Điều mà tôi thích ở nhà văn này là bà biết cách tạo ra những tình tiết lôi cuốn gây cảm giác hồi hộp. Thêm vào đó là phong cách viết dễ đọc nên những câu chuyện của bà hết sức gần gũi với đời thường”.

Một con người không mệt mỏi

Ba mươi năm viết truyện với 40 tiểu thuyết, trong đó nhiều tác phẩm đã được dựng phim, Mary Higgins Clark đã tạo cho mình một sự nghiệp đáng tự hào với nhiều giải thưởng và vinh quang.

Bà đã nhận được nhiều giải của các cơ quan văn hóa, lịch sử xã hội, giáo dục Mỹ, Pháp, Ireland; đã từng làm Chủ tịch Hội các nhà văn trinh thám Mỹ năm 1987; Chủ trì Hội nghị Tội ác quốc tế tại New York năm 1988 và vinh dự đón nhận tước hiệu Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật của Pháp vào năm 2000. Nhưng giải thưởng có ý nghĩa hơn cả có lẽ vẫn là sự mến mộ mà độc giả dành cho bà.

Hầu hết các tác phẩm của Mary đều trở thành sách best-seller. Đối với nhiều người, truyện trinh thám chỉ được đọc để giết thời gian tại các bến xe nên đa phần được in khổ nhỏ bỏ túi, nhưng tại Mỹ, trên 50 triệu cuốn sách khổ lớn của bà đã được bán ra. Còn tại Pháp, con số này trên 20 triệu. Ở VN, độc giả có thể dễ dàng tìm được các tác phẩm của bà tại bất kỳ nhà sách nào trên toàn quốc.

Những cuốn sách Chiếc nhẫn oan gia, Xác chết ngoài biển khơi, Rình rập, Lộ diện, Tiếng thét trong đêm đều đã trở nên quen thuộc đối với những người thích thể loại trinh thám. Năm 1999, một cuộc thăm dò đã đưa Mary Higgins Clark lên vị trí thứ hai thế giới trong số các nhà văn được nhiều độc giả trên 18 tuổi ưa thích.

Một tâm hồn trẻ trung, hiện đại

Đã 77 tuổi nhưng Mary vẫn không ngừng tạo ra những món ăn tinh thần hợp khẩu vị bạn đọc trẻ và chúng vẫn luôn mới mẻ, cuốn hút. Cuốn tiểu thuyết mới đây nhất Two little girls in blue, 2006 (Hai cô bé trong đại dương) đã chứng tỏ điều đó.

Câu chuyện kể về gia đình Frawley, trong buổi tối sinh nhật của hai con gái sinh đôi 3 tuổi là Kelly và Kathy, ông bà Frawley đã bị cảnh sát hỏi thăm, chị giữ trẻ bị ngất đi, còn hai cô bé mất tích. Sau khi giao 8 triệu USD tiền chuộc theo yêu cầu của bọn bắt cóc, ông bà Flawley chỉ nhận lại được Kelly trong một chiếc xe hơi bỏ không.

Còn số phận Kathy thế nào? Mọi người dường như tuyệt vọng, nhưng Kelly bằng linh cảm vẫn biết người chị song sinh của mình còn sống. Tình huống gay cấn trong câu chuyện khiến người đọc bị cuốn vào số phận các nhân vật cho đến trang cuối cùng. Năm 2007, Mary sẽ cho ra đời tác phẩm mới mang tên Santa Cruise mà bà viết chung với con gái mình là Carol Higgins Clark.

Với sự nghiệp thành công và con cái thành đạt, Mary tự nhận mình là người hạnh phúc. Hiện nay, bà đang sống cùng với người chồng thứ hai, John Coheeney, tại Manhattan, New York. Bất chấp tuổi tác, những ý tưởng trong bà vẫn rất dồi dào và bà vẫn tiếp tục viết những câu chuyện ly kỳ, bí hiểm, khiến người đọc luôn phải trông ngóng, mong đợi những điều bất ngờ bà mang tới.

Với 200 triệu cuốn sách bán ra trên thị trường, bà là một trong những nhà văn có số lượng độc giả nhiều nhất hiện nay. Với một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, bà đã chứng tỏ vị trí số một thế giới trong thể loại truyện trinh thám.

Các tác phẩm đã được xuất bản ở Việt Nam:
 

1. Where Are The Children? (1975) có 3 bản dịch

+ Ngôi nhà cạm bẫy
+ Rình rập
+ Truy tìm nhân chứng


2. A Stranger Is Watching (1977) / Cáo sa mạc

3. The cradle will fall (1980) / Lộ diện

4. A Cry in the Night (1982) / Tiếng hét trong đêm khuya

5. All around the town (1992) có 3 bản dịch

+ Một quá khứ kinh hoàng
+ Thành phố buồn
+ Vĩnh biệt thơ ngây


6. Remember Me (1994) có 2 bản dịch

+ Bí ẩn trong tòa nhà cổ
+ Xác chết ngoài biển khơi


7. Let Me Call You Sweetheart (1995) / Xin cho tôi gọi cô là em yêu

8. The Lottery Winner (1996) / Chuộc chồng

9. Pretend You Don't See Her (1997) có 2 bản dịch

+ Trang nhật ký đẫm máu
+ Nhân chứng bị săn đuổi


10. You belong to me (1998) / Chiếc nhẫn oan gia

11. Where Are You Now? (2008) / Giờ này anh ở đâu?

***

Nếu bà Alvirah Meehan được mụ phù thủy nào đó cho mượn quả cầu bằng pha lê, để bà xem trước việc nào sẽ xảy ra trong mười ngày sắp tới, thì có lẽ chỉ cần một bàn tay, bà cũng đủ sức lôi ông Willy ra khỏi cái phòng của bọn diễn trò ấy, thay vì bà ngồi tán chuyện với những người khách trong chương trình truyền hình của Phil Donahue. Bây giờ, chương trình này không còn chĩa mũi vào những hoan lạc giới tính hoặc những chuyện bê bối của các ông chồng, mà nhắm vào những người để cuộc đời mình loay hoay với các cuộc xổ số.

Nhóm tín đồ của các cuộc xổ số đến tham gia chương trình của Phil Donahue, bây giờ là những người được chọn trong số những con người kém may mắn. Chỉ có bà Alvirah và ông Willy là có số phận ngược lại với họ, mà cô Donahue nói với vợ chồng bà như vậy. “Cô ta làm thế là có dụng ý tốt”. - Bà Alvirah đã nói với ông Willy khi họ trở về sau cuộc phỏng vấn đó.

Để có mặt trong cuộc phỏng vấn này, bà đã đi nhuộm tóc màu dâu chín, mong làm mềm hơn khuôn mặt nhiều góc cạnh của mình. Hồi sáng, ông Willy đã nói bà có lại cái mái tóc giống hệt như lần đầu tiên ông để ý đến bà trong cuộc khiêu vũ ở Câu lạc bộ “Những Hiệp sĩ của Columbus”, hơn bốn mươi năm về trước. Còn Nữ Công tước Min von Schreiber đã bay từ Suối nước nóng Cypress Point ở Pebble Beach về New York đề nghị chọn ngoại hình của bà để làm quảng cáo. “Chắc rằng điều quan tâm đầu tiên của bà khi trúng số là nên đến thăm Suối nước nóng” - Bà ta khuyến cáo bà Alvirah: “Khi tình hình kinh tế tồi tệ như thế này đang làm ai cũng buồn”.

Bà Alvirah mặc áo váy trắng, choàng áo lụa xanh nhạt có đính vật trang sức bằng bạc hình mặt trời mọc. Bà ước ao được sụt bớt mười kí-lô vì bà đang béo lên khi đi Tây Ban Nha cùng ông Willy hồi tháng Tám, nhưng bà biết bà vẫn còn đẹp. Muốn đẹp hơn nữa, bà phải làm cho gầy bớt, dù bà không có ảo tưởng để làm một người gầy trơ xương và khai thác triệt để cái vai ngang của bà để đi tranh giành chỗ đứng trên cái bục, trong cuộc thi Quý-Bà-Nước-Mỹ.

Ngoài họ ra còn có hai nhóm khách mời khác. Ba người là công nhân nhà máy sản xuất ống nhựa đã chia nhau giải trúng mười triệu, sáu năm về trước. Cả ba đều tin rằng sự may mắn có số tiền trúng thưởng đó sẽ giúp họ làm giàu bằng ngựa đua. Nhưng bây giờ họ đã vỡ mộng. Những chi phiếu sắp tới của họ, nếu có, cũng đều phải dành để trả các ngân hàng và Câu lạc bộ Chú Sam. Và hai người may mắn khác là một cặp vợ chồng đã trúng mười sáu triệu đô-la. Họ mua một khách sạn ở Vermont, rồi cắm đầu cắm cổ lo phục vụ cho khách trọ, cố không làm mẻ một đồng xu thu nhập. Số tiền còn lại của họ bây giờ được dùng để rải ra cho các phương tiện quảng cáo, mong ném cái khách sạn này sang tay một người khác.

Một trợ lý đưa mọi người vào phòng thu hình.

Bà Alvirah bây giờ thường có mặt trên màn ảnh truyền hình. Bà biết phải chọn chỗ ngồi góc nào để được rõ nét và thân hình bà nhìn có vẻ mảnh mai hơn. Bà không đeo nữ trang dành cho người béo lùn, vả lại những thứ ấy dễ làm nhiễu sóng, nên bà chỉ đeo một xâu chuỗi hạt.

Ông Willy thì trái lại, ông chưa bao giờ xuất hiện trước công chúng. Dù Alvirah luôn động viên rằng ông là người đàn ông trông rất oai vệ và mọi người có thể tưởng ông là một ngài Tip O’Neil, nhưng với ông điều hạnh phúc nhất đời là được sờ vào cái ống nước, cầm cái mỏ-lết răng thì ông nghe dễ chịu hơn nhiều. Ông được sinh ra để làm thợ sửa ống nước thôi.

Cô Donahue mở đầu bằng giọng nói nhẹ nhàng, pha chút hoài nghi như thường lệ: “Các bạn có nghĩ rằng sau khi mình trúng số hàng triệu đô-la, các bạn cũng cần có một ban tư vấn không? Các bạn có nghĩ rằng mình có thể trắng tay trong khi những tờ chi phiếu thơm phức vẫn đang chạy vào túi các bạn không?”

“Không!” - Rất đúng kịch bản là khán giả trong phòng phải cùng la lên như thế.

Alvirah nhớ nằm lòng điều ấy. Bà đưa tay qua đan vào trong tay ông Willy. Bà không muốn ông bị đau đầu khi nhìn lên màn ảnh truyền hình. Gia đình và một số bạn bè của những người này chắc cũng đang theo dõi chương trình. Có thể bà sơ Cordelia, chị của Willy, cũng mời hết các nữ tu sĩ trong tu viện đến chỗ bà để cùng xem.

Có ba gã đàn ông nhìn lên màn hình chăm chú một cách thái quá là những người không thường xuyên theo dõi chương trình của Donahue. Cả ba, Sammy, Clarence và Tony mới vừa được trả tự do từ một nhà tù an-toàn-tối-đa gần Albany, nơi mà chúng là những người khách bắt buộc trong mười hai năm vì đã tổ chức một vụ đánh cướp có vũ khí, tấn công xe tiền của Ngân hàng Brink. Mà cũng thật là xui xẻo cho chúng, bởi chúng chưa kịp tiêu xài một đồng xu nào trong số sáu trăm nghìn đô-la cướp được. Chiếc xe chúng dùng để chạy trốn đã bị xẹp lốp cách nơi chúng gây án chỉ có một khu phố.

Giờ đây, sau khi trả xong món nợ đó cho xã hội, chúng đang tìm kiếm một cách làm giàu mới. Ý tưởng đi bắt cóc thân nhân của một người trúng số nảy ra theo sáng kiến của Clarence. Đó là lý do để bọn chúng theo dõi rất kỹ chương trình của Donahue hôm nay, trong cái phòng tồi tàn của khách sạn Lincoln Arms tại góc Đại lộ 9 và Phố 40. Tony đã ba mươi lăm, trẻ hơn hai thằng kia chùng mười tuổi. Giống như thằng Sammy anh nó, nó có bộ ngực nở nang, đôi tay thật khỏe. Hai mắt nhỏ xíu thụt vào bên trong quầng mắt và lông mi kẻ cướp. Tóc nó dày và bù xù như lông chó cảnh Trung Quốc. Nó chỉ biết nhắm mắt nghe lời anh nó, còn anh nó thì ngoan ngoan làm theo lệnh Clarence.

Clarence thì hoàn toàn tương phản với hai thằng kia. Tướng tá nhỏ con nhưng dẻo dai, có giọng nói nhỏ như con gái. Con người Clarence toát ra một vẻ lạnh lùng, tàn nhẫn. Vì vậy, người ta thường có khuynh hướng hãi sợ gã Clarence, kẻ được sinh ra để làm một con người không có lương tâm, và giống như một số những kẻ giết người bất trị khác, những đứa thường nói lảm nhảm khi ngủ, dù là chúng đang ngủ trong nhà tù - như kết luận của một số nhà tâm lý xa hội học sau khi nghiên cứu.

Sammy không bao giờ dám thú thật với Clarence rằng thằng Tony đã lén lấy chiếc xe chúng phải dùng tẩu thoát sau khi cướp xe tiền của Ngân hàng Brink đêm trước đó để đi chơi và chạy bừa trên con đường đầy mảnh chai vỡ. Tony còn sống thì chưa hết hối tiếc vì nó đã không kiểm tra lại các bánh xe.

Trên màn ảnh nhỏ, một trong ba người trúng số rồi đặt tiền trên chân ngựa đua đang than thở: “Trong thế giới, không ai có đủ tiền để nuôi những con ngựa này”. Hai người bạn cùng cảnh ngộ với ông ta gật gù biểu lộ thái độ đồng tình.

Sammy khịt mũi: “Cái vó của mấy lão này thì không thể đánh bóng được đủ hai mặt một đồng năm xu”. - Rồi gã bước tới định tắt máy.

“Khoan”, - Clarence gắt, cộc lốc.

Bà Alvirah đang nói: “Chúng tôi không lạm dụng đồng tiền”. Bà giải thích: “Ý tôi muốn nói, chúng tôi có một cuộc sống đầy đủ. Chúng tôi có một căn hộ ba phòng ở Flushing và hiện vẫn còn giữ lại căn hộ đó, phòng khi chính quyền bị kiệt quệ và kêu gọi chúng tôi đóng góp những chi phiếu còn lại của mình. Tôi đã làm nghề quét dọn và ông Willy của tôi là một người thợ sửa ống nước, nên chúng tôi phải hết sức thận trọng”.

“Những người thợ sửa ống nước làm giàu!” - Donahue hồ hởi tuyên bố.

Mời các bạn đón đọc Chuộc Chồng của tác giả Mary Higgins Clark & Lưu Vân (dịch).

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000