DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google driveTẠI ĐÂY
Tác giả: Konstantin Paustovsky
Nguyên tác: Северная Повесть (1938) và 7 truyện ngắn khác
Thể loại: tập truyện
Dịch giả: Mộng Quỳnh
Nhà xuất bản Hà Nội, 1987.
Nguồn text: OCR từ bản chụp của bạn @qingqing
Phiên bản này đã được sửa phiên âm và có một số hiệu đính dịch thuật khác so với sách đã xuất bản.

Truyện gồm một truyện dài là Câu chuyện Phương Bắc và 7 truyện ngắn khác với phong cách viết quen thuộc như trong tập Bình Minh Mưa.
Dưới đây là lời giới thiệu cho truyện dài có cùng tiêu đề.

Giới thiệu
Nhà văn Xô-viết nổi tiếng Konstantin Paustovsky đã được bạn đọc Việt Nam biết và yêu mến qua tập truyện ngắn Bình minh mưa và hai tập truyện về nghề văn hết sức độc đáo và đặc sắc Bông hồng vàng, Một mình với mùa thu.
Là bậc thầy của truyện ngắn, Paustovsky cũng viết một số truyện dài: Hắc Hải, Câu chuyện về rừng, Vịnh mõm đen, Kolkhida. Nhưng ngoài bộ tự sự Truyện cuộc đời ba tập - có giá trị riêng, thành công và đặc sắc hơn cả vẫn là Câu chuyện phương Bắc.
Tác phẩm bộc lộ mạnh mẽ bản sắc, sở trường và phong cách của nhà văn lãng mạn, trữ tình, giàu chất thơ, nhạc điệu và hình ảnh.
Câu chuyện dài này có thể coi như cuốn sử thi của ba thế hệ người Nga trước và sau Cách mạng tháng Mười.
Nhà văn hướng về quá khứ để chứng minh mối dây liên hệ, cuộc chạy tiếp sức qua đấu tranh, hy sinh, đau khổ, mát của bao lớp cha ông bất khuất và dũng cảm, đến thời kỳ dựng xây đất nước đâm chồi nở hoa trong thanh bình đề nhắc nhở chúng ta không được lãng quên quá khứ và những người đi trước.
Trước mắt chúng ta như hiện lên hòn đảo xa tít trên miền Bắc gió tuyết, nơi những người lính và sĩ quan đi đày phải sống cuộc đời quân dịch. Anh lính nông dân tốt bụng, chất phát Tikhonov, mối tình của người chuẩn ủy cao thượng Bestuzhev và cô gái Thụy Điển xinh đẹp Anna vừa hé nở đã bị dìm trong máu. Cuối cùng là cuộc xum họp kỳ thú của cháu chắt Tikhonov, Bestuzhev, người chiến sĩ tháng Chạp được cứu thoát - Shchedrin trong một khung cảnh đẹp đẽ, đầy hạnh phúc.
Thành phố Leningrad mà Paustovsky xiết bao yêu mến, với vẻ đẹp có một không hai của mình, với những cung điện lâu đài, di tích lịch sử kiến trúc nổi tiếng thế giới, các công vlên (trước đây là vườn thượng uyển), tượng đài, viện bảo tảng, đài phun nước, thành cổ, chiến lũy, cổng chào hiện lên trong truyện đẹp đến bàng hoàng.
Để hiểu được điều đó, bạn hãy tưởng tượng thành phố Leningrad vào những đêm trắng mùa hè, khi tất cả đắm mình trong ánh sáng bạc như mơ, như thực, người ta bước đi như mê, như say trong thành phố huy hoàng tráng lệ vào bậc nhất thế giới, mà ở đó mỗi viên đá, mỗi tấc đất là một kỳ quan, một kỷ niệm quý báu, thiêng liêng.
(trích Lời Nói Đầu, trong tác phẩm)

Nội dung
  • CÂU CHUYỆN PHƯƠNG BẮC
  • MASHA
  • BIỆT THỰ BORGHESE
  • CĂN NHÀ HOANG VẮNG
  • SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT TRUYỆN NGẮN
  • CÂY CÙ TÙNG
  • THỜI GIAN NHẸ BƯỚC
  • MÙA XUÂN MUỘN MÀNG
***

Vịnh Bothnia bị cùm chặt trong băng. Những cây thông cao nẻ toác ra vì giá lạnh. Gió không ngừng thổi bay những lớp tuyết khô trên mặt băng. Đêm đêm mặt vịnh ảm đạm, lung linh phản chiếu những ngôi sao trời.

Ngồi sưởi quanh bếp lò củi cháy tí tách, các sĩ quan trung đoàn Kamchatka lại nhớ đến những câu thơ của Baratynsky. Thỉnh thoảng họ kể cho nhau nghe về nhà thơ trầm lặng đã phải gánh chịu cuộc đời quân dịch tại trung đoàn bộ binh trong chiến lũy Kumel, về “người ca ngợi nỗi buồn thảm trước Phần Lan” và thầm ghen với vinh quang yên tĩnh của ông.

Trung đoàn Kamchatka hồi đó đóng trên đảo Aland trong thị trấn Mariehamn.

Từ xa xưa, quần đảo Aland vốn đã được coi là quê hương của các tàu buồm. Chuỗi quần đảo nhỏ bé này nằm giữa chốn hoang vu miền Bắc, cách biệt với những kinh thành nhộn nhịp, đã bao đời là nơi sinh cơ lập nghiệp của các bậc thầy về nghề đóng tàu buồm. Họ giữ gìn nghiêm ngặt những quy luật trong nghệ thuật nghề nghiệp và truyền cho các con trai lớn. Thản nhiên ngậm chặt những tẩu thuốc, họ nhìn khói bay lên từ những chiếc tàu thủy đầu tiên làm hoen bẩn cả chân trời, bình phẩm:

- Dù sao hơi nước cũng không thể vượt được đại dương.

Cứ mỗi lần thu đến, đủ các loại tàu thuyền, tàu buôn hai buồm, ba buồm, xà lan lại trở về vùng đảo để sửa chữa. Chúng về đây từ bốn phương trời, từ biển Caribbean, từ Levant, từ Ireland. Dắt dẫn những con tàu ấy là những hoa tiêu người Thụy Điển, những người ít nói và trung thực.

Mùa đông, những con tàu ngập trong băng tuyết, các sĩ quan trung đoàn Kamchatka mỗi lần chạy ra sân cho hả bớt hơi men và khói thuốc trong những cuộc chè chén lại nhìn thấy sừng sững trước mắt những thân tàu đen xẫm, những ngọn đèn vàng vọt trên những dây chão giá lạnh và lại nghe thấy tiếng gió rít quanh cách trục buồm to xù.

Người ta mau quen với những con tàu như quen với những ngôi nhà, những thân cây trên đường phố, những chòi canh sơn kẻ sọc. Người ta không nhận ra chúng nữa. Chỉ có những ngày sáng sủa khi mặt trời trắng mọc trên mặt vịnh đóng băng, lính tráng và dân chúng Mariehamn mới nheo mắt lại vì những con tàu sáng chói bám đầy các hạt sương và ngạc nhiên vì vẻ đẹp của cảnh tượng ấy.

Tưởng như mùa đông khô lạnh đã sắp đặt cho mình nơi ăn chốn ở trên những con tàu này. Những nắm tuyết từ trên các sợi dây rơi xuống, va vào mặt boong tan ra lạo xạo. Những bông hoa hồng sắc nhọn kết lại bằng nước đá nở ra trên những cửa sổ buồng tàu. Khói lớp lớp tuôn ra từ những căn bếp trên tàu đọng lại trong đám dây chằng suốt từ sáng tới xẩm tối, rồi nó chuyển sang màu đỏ xẫm như khói của một trận đánh và dần dần biến thành bóng đen.

*

 *             *

Tháng giêng năm 1826 vừa qua là một thời kỳ mờ mịt và rối ren. Mới đây, những tin tức từ Petersburg truyền đến đã báo về cuộc Khởi nghĩa Tháng Chạp[1] và cuộc giao tranh trên quảng trường Senat.

Kiselev là một kẻ dương dương tự đắc và không chịu được cách nghĩ, cách hành động theo ý riêng. Y đã tham gia các cuộc chiến tranh chống Napoleon nhưng chưa một lần bị mũi gươm, hòn đạn làm sây xước. Y vẫn khoác lác nói: “Viên đạn dành cho tôi còn chưa đúc.”

Người ta đồn đại rằng, năm 1814 sau khi chiếm được Paris, y ngồi trong một quán rượu Paris. Có năm người Pháp bước vào. Họ đòi năm cái cốc không và một chai rượu. Tức khắc Kiselev gọi năm chai sâm banh và một cái cốc không, rồi uống một mạch lần lượt năm chai rượu và bước ra khỏi quán trước tiếng vỗ tay vang dậy của các khách hàng đang say sưa.

Các sĩ quan trung đoàn Kamchatka có đặt một bài thơ châm biếm Kiselev:

Chiến trường không nguy hiểm với kẻ nhát gan

Vinh quang chiến trường hắn đổi lấy rượu Rum

Đánh bại kẻ thù trên chiếu bạc

Ở mọi nơi và bất kỳ lúc nào

Sĩ quan tùy tùng của trung đoàn là Merck mắc tật nói lắp, vốn là một người Đức, một kẻ tuân theo những quy tắc sống vững chắc, quen cúc cung tận tụy, một tay mê âm nhạc. Merck thường bắt đội nhạc trung đoàn chơi ở ngoài bãi tập hàng mấy giờ liền giữa giá rét tàn khốc. Máu bật ra trên môi các nhạc công bị nứt nẻ và phồng rộp lên vì ống đồng lạnh ngắt. Nước bọt đóng băng ở miệng kèn trombone rên rỉ.

Khi đội nhạc chơi xong bài hành khúc của trung đoàn đã đờ đẫn cả người, Merck bước ra hiên nhà với chiếc áo khoác sĩ quan choàng trên vai và kêu lên, giọng díu lại:

- Vẫn còn nghe thấy tiếng ủng lẹp xẹp! Chơi bẩn lắm, các anh bạn ạ! Hãy chơi lại bài hành khúc cho đến khi không còn lẫn một thứ tiếng nào khác vào đó mới thôi!

Những người lính cóng đờ vì rét vẫn phải chơi. Họ nhấc chân lên chân xuống thật khẽ để Merck khỏi nghe tiếng ủng dậm dịch, nhưng những tên nói lắp lại rất thính tai nên không sao lừa hắn được. Hầu hết các nhạc công chân đều bị cóng lạnh.

Merck tự coi mình là người thẳng thắn, trọng sự thực. Trong trung đoàn người ta không ưa và sợ hắn. Hắn thường nói với các sĩ quan: “Ngài không biết ăn con cá cho đúng đắn, đó là một điều ô nhục”, “Cuối cùng chuẩn úy nên bỏ cái thói quen rung đùi dưới gầm bàn ấy đi.”

*

 *             *

Nước Phần Lan mới bị chinh phục cách đây không lâu. Trong trí nhớ mọi người còn nguyên vẹn cuộc chuyển quân nổi tiếng của quân đội Nga qua mặt băng của vịnh Bothnia giá lạnh sang Thụy Điển. Vinh quang của cuộc hành quân này ngay cả những trận thắng quân Pháp mới đây cũng không át đi đươc.

Phục vụ đồn trú ở Phần Lan rất nặng nhọc, phải sống và làm việc giữa một đám dân cư khắc khổ và ít nói. Đặc biệt khó khăn là đời lính ở trung đoàn Kamchatka, đồn trú trên quần đảo Aland. Mùa hè từ Petersburg, từ Helsingfors còn có tàu thuyền tới đảo. Khi mùa đông đến, con đường duy nhất lên bờ chỉ còn là mặt băng buốt căm căm. Nhưng thường hơn cả, biển chỉ đông lại men bờ và khi đó không thể ra đảo được nữa, dù là bằng tàu biển hay đi ngựa.

Trung đoàn Kamchatka là nơi đày ải các sĩ quan phạm lỗi. Trong số họ có chuẩn úy Bestuzhev mới được thăng từ lính thường lên sĩ quan.

Bestuzhev chạm trán với đại hầu tước Mikhail Pavlovich trên đường phố Petersburg trong lúc đội mũ lông, mà không đội mũ của sĩ quan. Đó là một buổi tối giá rét và gió lộng. Bestuzhev bị bệnh buốt đầu nặng sau vết thương ở thái dương trong trận Borodino và chàng đội mũ lông để tránh cho đầu khỏi bị cảm lạnh. Đại hầu tước giật cái mũ khỏi đầu và toan ném xuống đất, Bestuzhev giằng lại cái mũ từ tay hầu tước và bỏ đi thẳng, không thèm ngoái cổ lại, mặc những mệnh lệnh đầy hăm dọa bắt đứng lại.

Tại cuộc hỏi cung, chàng nói:

- Tôi coi danh dự của tôi cao hơn lời thề!

Điều đó đã được tâu lên hoàng đế Alexander. Ngay lập tức có lệnh ban ra, giáng chuẩn úy Bestuzhev xuống lính thường và chuyển chàng về trung đoàn Kamchatka bị đầy ải.

*

 *             *

Anh lính Semyon Tikhonov tuần tra gần hải đăng Erasgrund. Cây hải đăng thấp, xây bằng đá trên hòn đảo nhỏ đối diện với Mariehamn. Ra nơi tuần tra phải đi qua một con đường hẹp đóng băng trên biển.

Trên hải đăng chỉ có một người gác sinh sống, đó là một người Thụy Điển già, trước đây là thuyền trưởng. Cả ngày ông ta cấm cảu, lầu bầu điều gì đó, nhay nhay đôi môi vàng vọt và liếc nhìn người lính cóng lạnh trong chiếc áo bashlyk, rẽ vào điếm canh sưởi đôi bàn tay đỏ lựng.

Mời các bạn đón đọc Câu Chuyện Phương Bắc của tác giả Konstantin Paustovsky.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000