DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Cậu Bé Đánh Giặc Cờ Đen

Tác giả Ngọc Giao
Bộ sách
Thể loại Thiếu Nhi
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 1315
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Ngọc Giao Tập Truyện Ngắn Truyện Ngắn Thiếu Nhi Dã Sử Văn học Việt nam Văn học phương Đông
Nguồn waka.vn
akishop

Cậu bé đánh giặc cờ đen là tuyển tập những truyện ngắn về một số nhân vật, sự kiện lịch sử, cũng như truyền thuyết dân gian. Các câu chuyện của Ngọc Giao được kể lại một như những câu chuyện cổ tích của người Việt xưa truyền lưu từ ngàn đời nay.

***

Cậu Bé Đánh Giặc Cờ Đen gồm có các đề mục sau:

  • Cậu bé đánh giặc Cờ Đen
  • Quận Hẻo, Quận He

Hang thuồng luồng

  • Gà rừng ấp rắn
  • Cuộc phưu lưu của thuồng luồng và Trô Ún
  • Con xuống ao con ở, bố say rượu bố về

Lửa rừng

  • Bước nguy hiểm đầu tiên của cậu bé rừng xanh
  • Ngôi nhà ma
  • Những bàn tay sắt
  • Trong hầm tối
  • Cuộc gặp gỡ ghê gớm trong rừng khuya
  • Vong hồn địa ngục và mây bay trên trời cao
  • Tiểu anh hùng

Ma Thiên Lãnh

  • Nhà vua gặp bão
  • Những loài tinh trong tháp Ma Thiên Lãnh
  • Chó vào, Cáo Vượn hiện ra...
  • Đường sang ải Bắc, không về nữa!
  • Nhạc, Huệ, Lữ
  • Những ngày thơ ấu
  • Thằng Bờm

***

Ngọc Giao (1911-1997) sinh ngày 5.5.1911, tên thật là Nguyễn Huy Giao, là nhà văn cùng thế hệ với Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao…

Ông sinh ra tại xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, gần với tỉnh Bắc Giang, gần ga xe lửa Lạc Đạo – nơi đã gợi cho ông viết hai truyện ký nổi tiếng là Lỗi tình và Ga xép.

Trước năm 1945, Ngọc Giao là thư ký tòa soạn Tiểu thuyết thứ Bảy, tờ báo có sức cạnh tranh ngang ngửa với tờ Phong hóa và Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông là cây bút lớn với thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết với nhiều tác phẩm được đông đảo thế hệ bạn đọc yêu mến như Nhà quê, Một đêm vui, Phấn hương, Cô gái làng Sơn Hạ, Tết cô đầu, Quan báo…

***

CẬU BÉ ĐÁNH GIẶC CỜ ĐEN

Giữa một khu rừng thẳm, ngày nọ bỗng có vết chân người lần tới. Vẻ hoang vu từ đấy đỡ phần ghê rợn, sớm chiều những đụn khói trắng vẩn lên làm bớt cái lạnh của rừng già và khí đá nghìn năm u uất.

Tiếng lão sơn nhân hú quái gở như tiếng ma quỷ; bóng lão chạy vun vút trên sườn non, khe suối, leo trèo như con hầu, con sóc ở các ngọn cây, vách đá cheo leo. Sau chân lão, một đứa trẻ chừng mười hai tuổi, mắt sáng, da đen bóng, chân tay cứng cáp, vác dao bám theo bố. Lũ ác thú thoạt đầu còn hầm hè toan hại cha con lão, nhưng rồi vật với người cũng quen hơi, coi nhau như bạn. Với hai cha con thì lá cây là màn, cỏ hoa là chiếu. Ngày ngày, bố vác nỏ săn chim, đẵn củi, con thì nhởn nhơ đùa với bày hươu nai ngoan ngoãn, với đàn hổ báo xinh xinh đang bú mẹ. Tiếng hú của lão hoạ hoằn mới cất lên chỉ để báo hiệu cho con biết rằng vừa có một vài con thú lạ ở rừng xa mới lạc về. Hai cha con lập tức ra sức chinh phục ngay bầy thú dữ kia. Một là chúng chết để lại thịt da cho lão, hai là bị tống ra khỏi vùng sơn lâm mà hiện cha con lão đang làm chúa.

Đứa trẻ tên là Quải. Mẹ nó chết vì bị một con giải nuốt khi đang tắm bên bờ vực. Hôm ấy lão đã lao ngay xuống vực nước sâu đánh nhau với con giải, trả thù cho người vợ. Cuối cùng, làn nước đỏ ngòm lên vì máu của con giải sống đã thành tinh và cả máu của ông lão gan dạ.

Xác con giải nổi lềnh bềnh, mấy chục cái vòi nhầy nhụa rớt rãi độc trôi dập dềnh trên mặt nước. Lão chỉ đủ sức lội được lên bờ thì gục xuống dưới chân thằng Quải ngày ấy mới chập chững, nó bò đến ôm lấy bố. Người cha hồi lâu tỉnh dậy, cúi rửa con dao máu, rồi cõng con về. Lão ốm hơn ba tháng vì nước độc và rớt độc ngấm vào những vết thương. Trong suốt ba tháng lão bị ốm, hươu nai đem quả rừng, nước suối đến nuôi lão và nuôi Quải.

Ngày hai cha con đem nhau đến ở khu rừng hoang vu này, bầy hươu nai ân nghĩa đó cũng theo đi. Chúng ở cùng hang với cha con lão, canh gác cửa hang mỗi khi lão đi đâu vắng và vui đùa với thằng bé như anh em ruột thịt vậy.

Thằng Quải như trên đã nói, là một đứa trẻ khỏe như thần, lại tinh khôn nữa. Chỉ cần đánh hơi đầu gió cũng biết giống ác thú gì, dù con ác thú ở cách nó rất xa. Quải nghe con hoẵng “giác” (kêu) ban đêm mà biết trời sắp sáng - nếu tiếng kêu ở trên cao; và trời sẽ mưa to - nếu tiếng kêu ở dưới thấp; con diều hâu rít lưỡi trong không là sắp giở trời mưa lạnh.

Một ngày giông bão kia, nó một mình leo lên đỉnh núi, ngửa mặt nghe gió lùa vi vút dưới chân và nhìn những tảng mây khổng lồ đen xẫm chuyển trên nền trời u tối. Một con đại bàng bị gió bão đuổi ngang mây, đôi cánh mỏi đã khiến nó lao đao, chúi xuống như chiếc lá khô sắp rụng. Quải lo sợ cho tính mệnh con chim, nhưng không có cách nào cứu nổi.

Giữa lúc ấy thì mạng sống của lão sơn nhân cũng bị đe dọa như con chim nọ. Một toán quân mã ở tít đằng xa theo đà gió bão, lạc lõng đến khu rừng hoang kia. Đó là lũ giặc Cờ Đen bên xứ Tầu, chúng kéo sang nước ta nhũng nhiễu, hành hạ con dân nước Việt bấy lâu nay khiến dân chúng cực khổ không sao kể xiết. Bọn người và ngựa, hung dữ như một đoàn âm binh hiện lên đột ngột đến nỗi lão vừa gánh bó củi về tới cửa hang thì bị vó ngựa của chúng xô ngã và gươm giáo của chúng chĩa tua tủa lên mình lão. Một tên tướng sai quân ném lão lên yên ngựa, rồi cả bọn lại phóng như gió lốc theo một ngọn cờ đen rất lớn. Toán giặc sẽ qua rặng núi Diều hâu. Quải từ nãy vẫn đứng trên ngọn núi, thoảng nghe vó ngựa khua rầm rập đằng xa, nó lấy làm lạ chạy xuống xem. Mới đến nửa chừng núi thì toán quân ập tới. Giữa đám gươm đao, nó thấy bố bị trói còng trên ngựa, do một tên giặc chột mắt cỡi.

Hoảng sợ, Quải toan bắn theo tên giặc đó nhưng sờ lên vai mới biết mình không mang nỏ, nó đành bám chạy theo nhưng len lỏi khéo cho giặc khỏi trông thấy. Vốn đã luyện được tài leo chạy, nó đuổi sau đoàn ngựa rất dễ dàng. Tuy phải chạy qua biết bao rừng rậm núi sâu nhưng Quải vẫn bám theo được chúng. Cuối cùng bọn giặc hạ trại giữa một vùng thung lũng, chung quanh có những vách núi cao dựng đứng, vây kín như thành, chỉ độc có một lối vào là dòng suối sâu.

Nó đứng lại, nấp vào một khe đá, ôm đầu nghĩ kế. Một kế lạ chợt lóe trong óc nó như tia chớp. Nó bèn len lỏi lui xa khỏi chỗ giặc đóng, rồi cắm đầu chạy về quan ải báo quan quân biết sào huyệt giặc.

Quân triều đình mừng lắm, ban cho Quải một con ngựa thấp nhất, để theo đi dẫn lối. Đương đêm, bất chấp cơn bão mỗi lúc một mạnh, thằng bé vẫn cỡi ngựa phi như gió, dẫn đầu một đội binh triều đình dũng mãnh, gươm tuốt sáng loà.

Quải quắc mắt, tay cầm cương, tay lăm lăm con dao rừng, bắp thịt nổi cuồn cuộn, lòng sôi lên vì muốn báo thù cứu bố. Đoàn quân sau lưng cũng hăng hái không kém, trong đêm thâu những vệt trắng di chuyển vun vút, vì mỗi người phải bịt một tấm khăn vải trắng cho dễ nhận ra nhau.

Gần đến canh năm thì đến sào huyệt giặc. Ngựa bịt mõm sẵn cho khỏi hí, thả ở xa. Quân lính do Quải dẫn đường rón rén tiến về phía thung lũng.

Trời sáng dần. Giặc thức dậy sửa soạn lễ tế cờ: Một con trâu cạo trắng hếu nằm trên một đống cành khô chất cao, đã sẵn sàng mồi lửa. Lão sơn nhân bị chúng buộc ghì vào chiếc cột treo lá cờ đen, gần ngay tên đao phủ. Chúng sắp dùng lão làm vật tế cờ cùng với con trâu nọ. Bọn giặc Tầu tuốt gươm, đứng thành hai hàng. Tên chủ tướng mặt mũi hung tợn bước đến dưới cờ làm lễ.

Viên tướng triều đình thình lình vung kiếm ra lệnh cho năm trăm quân bắn một loạt súng hỏa mai và tên nỏ xuống dưới lòng thung lũng. Quải giương nỏ, nhằm đúng mắt thằng đao phủ, buông tên. Mũi tên vừa buông thì thằng giặc ngã lăn dưới chân bố nó. Sau loạt tên đạn thứ nhì, giặc ngã như ngả rạ, xác chồng chất đè lên nhau. Một lát sau, sự hỗn độn của lũ giặc Cờ Đen bị dẹp hẳn bởi loạt tên thứ ba. Tiếng rên la tắt dần đi dưới từng nhát kiếm của toán lính tiên phong vung xuống cổ những tên còn lại. Đáy thung lũng trở nên một nấm mồ khổng lồ chôn ngót ngàn thây giặc cỏ bao lâu nay tung hoành quấy nhiễu trên đất nước ta. Quân triều đình, theo lệnh chủ tướng, buông dây leo tụt xuống, lột lấy khí giới, thu phần toàn thắng. Quải là người ném dây leo xuống trước, cũng như đêm qua đã phi ngựa dẫn đầu năm trăm quân của triều đình. Quải cởi trói cho bố. Hai cha con mừng rỡ đến ứa nước mắt. Quan Tiểu phủ sứ nắm tay nó, khen ngợi là thiếu niên dũng sĩ, là người con hiếu và mưu trí khác thường.

Sau đó, quan Tiểu phủ sứ ngỏ ý tiến dẫn bố con Quải, cho vào đội quân đi dẹp nốt giặc Cờ Đen còn sót ở các vùng biên giới. Lão sơn nhân từ chối, xin ở lại rừng xanh vui với nghề tiều phu, đoạn lão giục con lên ngựa theo quân triều đình đi tiễu trừ bọn giặc phỉ Tầu.

Ngọc Giao 
Truyền Bá, số 63, năm 1943

Mời các bạn đón đọc Cậu Bé Đánh Giặc Cờ Đen của tác giả Ngọc Giao.

may-doc-sach

tiki-top-sach-nen-tang-nhat-dinh-phai-doc
hỗ trợ trực tuyến
thi-tran-buon-tenh
Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000