Cuốn tiếu thuyết này ra đời năm 1959 là một cú sốc về thi pháp, với bút pháp vừa hoạt bát phóng túng vừa đầy ắp liên tưởng, cuồn cuộn những sóng chữ trái tai, chói màu. Tác giả đã hoà trộn các cấp độ ngôn ngữ (từ phong cách kinh thánh đến cách nói bình dân) với dung lượng kịch tính và tượng trưng cực đại. Nhưng đằng sau cái giỡn cợt, bao giờ cũng là một chân lý cay đắng.
Điểm mạnh của Cái trống thiếc theo tôi là ở tính hòa sắc kỳ ảo trong văn chương với nhiều yếu tố bất ngờ. Với giới cầm bút nước ta, đây là một gợi ý rất lớn cho việc tiếp cận, mổ xẻ và chuyển hóa hiện thực. Tuy nhiên, với bạn đọc Việt Nam, tôi e sách sẽ bị coi là hơi khó đọc, nhưng nếu đọc được, chắc chắn các bạn sẽ thích.
Có hai cuốn sách tôi đọc khi trưởng thành khiến tôi sút hai cân là
Tội ác và trừng phạt (1982) và mới đây nhất là Cái trống thiếc. Thật lý thú là sau khi người ta đã chán nản nhiều sự, chán đến cả văn của mình mà rồi còn bị hấp dẫn đến mức đọc mấy đêm liền tù tì một cuốn sách gây sốc bởi có cảm giác bản thân bị bới móc và sỉ nhục.
Xin trước hết nói rõ hơn khái niệm nhúc nhích. Văn chương từ Homerre tới giờ nói chung không tiến được mấy độ đường, nó khác hẳn với văn minh. Thậm chí tuyến tính không có mấy vai trò ở chỗ này. Và giữa những đỉnh khác nhau, ví như anh hùng ca Odisse với sử thi M’Nông Tây Nguyên mới phát hiện chẳng hạn, là thung lũng của những nhà văn thời vụ với rất nhiều tài năng và ảo tưởng làm nền. Nếu ta xếp các đỉnh đó theo lịch trình văn chương, ta sẽ vừa có cảm giác không hề có sự dịch chuyển lại vừa thấy rất khác. Tôi tạm gọi tính chất nhùng nhằng ấy là sự nhúc nhích trong khi chờ một hình dung từ đúng hơn.
***
Günter Wilhelm Grass (16 tháng 10 năm 1927 - 13 tháng 4 năm 2015) là một nhà văn người Đức đoạt Giải Nobel Văn học năm 1999.
Ông sinh ngày 16 tháng 10 năm 1927 ở Danzig-Langfuhr, nay là Gdansk (Danzig) thuộc Ba Lan. Sinh ra trong một gia đình có cha mẹ làm nghề buôn bán nhỏ, thành phố quê hương ông cũng như những ngày thơ ấu sống ở đây đã là cảm hứng cho nhiều tác phẩm của ông.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai ông đã tình nguyện đăng ký tòng quân cho quân đội Đức Quốc xã khi 15 tuổi. Vào ngày 10 tháng 11 năm 1944, khi 17 tuổi, ông được gọi vào sư đoàn tăng SS số 10 "Frundsberg" của Waffen-SS Vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 ông bị bắt làm tù binh tại Marienbad và đã ở trong trại giam tù binh cho đến ngày 24 tháng 4 năm 1946. Khi bị bắt giam Grass đã tự nhận với người Mỹ rằng ông là thành viên của Waffen-SS. Thế nhưng mãi đến tháng 8 năm 2006 ông mới công khai thừa nhận việc này. Trước đó, trong các tiểu sử đã được công bố của nhà văn, ông chỉ là thiếu niên phụ giúp cho lực lượng phòng không trong năm 1944 và sau đó được gọi đi lính.
***
Chỉ đến khi trở thành kẻ đi thuê lại phòng Oskar mới học được nghệ thuật trở ngược lại quá khứ bằng cách đánh trống. Giúp tôi trong việc này, không phải chỉ là căn phòng, mà còn có Con Nhím, cái kho chứa quan tài trong sân và xừ Münzer - đó là chưa kể Xơ Dorothea.
Quý vị có biết tích Parsifal không? Tôi cũng không thuộc lắm. Tôi chỉ nhớ nhất câu chuyện về ba giọt máu trên tuyết. Chuyện này chắc có thật vì nó giống chuyện tôi như đúc. Mà có lẽ đó là chuyện của bất kỳ ai có một ý tuồng.
Tôi vẫn còn là một tên đầy tớ của nghệ thuật. Tôi để cho người ta vẽ tôi xahh lơ, xanh ve và theo các sắc độ của đất; tôi để người ta ký họa tôi bằng chì than và đặt trước nhiều bối cảnh; cùng với Ulla, tôi đem lại cảm hứng cho Trường Mỹ thuật trong suốt học kỳ đông cũng như học kỳ hè tiếp theo, nhưng tuyết đã rơi để nhận ba giọt máu và vừa nhìn thấy ba giọt máu ấy, Oskar liền biến thành đá như anh chàng điên Parsifal mà Oskar biết rất lơ mơ nên chẳng cần phải cố gắng lắm cũng có thể đồng nhất được với anh ta.
Hình ảnh tôi phác ra tuy vụng về nhưng, theo tôi nghĩ, khá rõ ràng. Này nhé: tuyết là bộ đồng phục nữ y tá; chữ thập đỏ mà phần lớn các nữ y tá đều mang ở giữa cái kẹp hoa cài cổ áo, đối với tôi, là ba giọt máu.
Tôi ngồi đó, hút hồn, mắt nhìn trân trân.
Nhưng trước khi tôi có thể ngồi trong căn phòng trước kia là buồng tắm của căn hộ Zeidler, tôi phải săn tìm phòng để thuê đã. Học kỳ đông sắp hết; một số sinh viên không định quay trở lại sau đợt nghỉ lễ Phục sinh, sẽ giả phòng trọ. Người cộng sự của tôi, Nàng Thơ Ulla, đã giúp tôi đắc lực. Nàng đưa tôi đến văn phòng quản lý nhà ở cho sinh viên, tại đó, người ta cho tôi một số địa chỉ kèm theoo một giấy giới thiệu của Trường Đại học Mỹ thuật.
Trước khi đi xem các phòng cho thuê, tôi đến thăm ông thợ đẽo đá Korneff tại xưởng của ông ở Bittweg. Đã lâu tôi không gặp ông. Tôi đến vì quý mến ông, nhưng cũng để kiếm chút việc làm trong đợt nghỉ nữa. Tôi có một số giờ ngồi mẫu tư - một mình hoặc cùng với Ulla - nhưng chừng nấy khó mà đủ để nuôi tôi trong thời gian sáu tuần, với lại, tôi còn phải kiếm thêm để trả tiền thuê phòng nữa.
Tôi thấy Korneff vẫn như xưa, chả thay đổi gì - một cái nhọt chưa chín và hai cái sắp khỏi, ông đang cúi trên một khối đá gra-nít Bỉ mà ông đã đẽo thô và giờ đang bắt vào mài nhẵn. Chúng tôi nói chuyện một lúc; tôi bắt đầu mân mê mấy cái đục khắc chữ ra cách gợi ý và nhìn quanh xem có tấm đá nào đã được cắt gọt và mài nhẵn chờ được khắc chữ. Có hai tấm, một bằng đá vôi điệp, một bằng cẩm thạch Silesia, có vẻ như đã được bán và đang chờ một chuyên gia khắc chữ. Tôi chúc mừng Korneff đã vượt qua được thời kỳ khó khăn sau cải cách tiền tệ. Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ đó, chúng tôi cũng đã tìm được an ủi trong ý nghĩ Tà: một cuộc cải cách tiền tệ, dù có mạnh mẽ, thiết yếu và lạc quan đến đâu chăng nữa, cũng không thể ngăn người ta chết và đặt bia mộ.
Tiên đoán của chúng tôi đã ứng nghiệm. Thiên hạ tiếp tục chết và tiếp tục đặt bia. Ngoài ra, cuộc cải cách tiền tệ còn mang đến những "com-măng" trước đây chưa từng có: nhiều chủ hàng thịt đặt lát mặt trước và đôi khi cả bên trong cửa hàng bằng cẩm thạch trang trí; một số ngân hàng và cửa hàng bảch hóa tổng hợp, để lấy lại uy tín, buộc phải sửa sang và trang tri lại những mặt tiền bằng đá cát kết và tufa bị hư hại trong chiến tranh.
Tôi khen Korneff cần mẫn xoay sở và hỏi ông có thể một mình đảm đương tất cả công việc không. Mới đầu, ông trả lời qua quít, sau rồi ông thừa nhận rằng đôi lúc ông cũng ước có bốn tay thợ và cuối cùng, ông đề nghị tôi đến làm việc với ông nửa thời gian, giá cả như sau: khắc chỉm trên đá vôi, bốn lăm pfennig/chữ cái, trên gra-nít và đi-o-rít, năm lăm pfennig/chữ cái, còn khắc nổi thì có thể từ sáu mươi đến bảy lăm.
Tôi mần luôn một tấm đá vôi điệp. Nhanh chóng lấy lại được ngón nghề, tôi khắc: Aloys KLifer, 3 tháng 9 năm 1887 -16 tháng 6 năm 1946. Tôi đã khắc xong ba mươi chín chữ cái và con số trong đúng ba giờ và được trả mười bảy mark năm lăm pfennig.
Chừng nấy là hơn một phần ba số tiền thuê phòng hằng tháng mà tôi ước tính mình có thể kham nổi. Tôi quyết định chi vào khoản này không quá bốn mươi mark vì Oskar vẫn cảm thấy có bổn phận phải đóng góp vào ngân sách gia đình ở Bilk.
Văn phòng quản lý nhà ở đã có nhã ý cho tôi bốn địa chỉ. Lựa chọn đầu tiên của tôi là Zeidler, số 7 phố Jiilicher-strasse vì chỗ đó gần Trường.
Đầu tháng năm, vào một ngày ấm áp lãng đãng sương mù, điển hình của vùng hạ Rhine, tôi xuất hành với kha khá tiền mặt trong túi. Maria đã là bộ com-lê nên nom tôi cũng bảnh. Mặt tiền trát vữa xtuých-cô long lở, trước cửa là một cây hạt dẻ bụi bám đầy. Vì phố Julicher-strasse đã đổ nát đến một nửa, nên khỏi phải nói đến nhà bên cạnh hoặc đối diện, ở bên trái là một đống gạch vụn um tùm cỏ và bồ công anh, đây đó lòi ra những dầm sắt hình chữ T, khiến ta có thể đoán ở đây đã từng có một ngôi nhà bốn tầng. Bên phải, một ngôi nhà bị phá huỷ một phần nay đã được sửa đến tầng ba, nhưng vẻ như vốn xây dựng đã cạn; mặt tiền bằng gra-nít đen Thuỵ Điển mài bóng bị nứt rạn nhiều chỗ, cần chữa khẩn cấp. Dòng tên "Schornemann, Hãng Mai Táng" thiếu nhiều chữ cái, tôi không nhớ là những chữ gì. Cũng may, hai cành cọ khắc trên mặt đá gra-nít nhẵn như gương vẫn còn nguyên vẹn, góp phần giữ cho cửa hàng một vẻ tôn nghiêm khả kính nào đó.
...
Mời các bạn đón đọc
Cái Trống Thiếc của tác giả
Gunter Grass.