DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Bộ Tột Cùng Hạnh Phúc

Tác giả Arundhati Roy
Bộ sách
Thể loại Tiểu thuyết
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 2286
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Arundhati Roy Thiên Nga Tiểu Thuyết Hiện Thực Văn Học Ấn Độ Văn Học Phương Đông
Nguồn ebook©vctvegroup
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

BỘ TỘT CÙNG HẠNH PHÚC là thiên sử thi về xã hội Ấn Độ phi lý tân thời: hỗn loạn, mâu thuẫn, bạo lực, bất công, điên rồ và vô lý, nó vừa là một chuyện tình bi thương vừa là lời phản kháng quyết liệt. Giọng văn của Roy khi tỉ tê, khi lớn tiếng, khi nghẹn ngào, và có khi với cả tiếng cười, cùng với thủ pháp khéo léo Roy đã dệt nên những câu chuyện đan xen về đẳng cấp và tôn giáo, về bản sắc giới tính và xung đột chính trị - Nhân vật chính là những thân phận bị hủy hoại, thế giới quan tan vỡ, những con người bên lề xã hội đang cố tìm cho một chỗ đứng. Cuốn tiểu thuyết tuy viết về hiện thực bất ổn, nhưng lại đem cho người ta những hy vọng về tình yêu, và những ngày đen tối nhất rồi cũng sẽ qua đi, ngày mai bao giờ cũng tới, tình yêu sẽ đến với những ai vẫn hy vọng dù đã từng thất vọng, vẫn tin tưởng dù từng bị phản bội, vẫn yêu thương dù từng bị tổn thương. 

***
'Bộ tột cùng hạnh phúc' và mặt tối của Ấn Độ

"Bộ tột cùng hạnh phúc" là thiên sử thi về những mặt trái của xã hội Ấn Độ thời hiện đại: hỗn loạn, mâu thuẫn, bạo lực, bất công và vô lý.

Tác giả Arundhati Roy (sinh năm 1961) là nhà văn, nhà hoạt động chính trị, xã hội tích cực người Ấn Độ. Tiểu thuyết đầu tay của bà The God of Small Things ra mắt năm 1997, giành giải Booker, đưa tên tuổi Roy nổi tiếng trên toàn thế giới.

20 năm sau, bà cho ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ hai Bộ tột cùng hạnh phúc. Tiểu thuyết mới được NXB Hội Nhà văn và Tao Đàn phát hành tại Việt Nam, qua bản dịch của Thiên Nga. 

Bộ tột cùng hạnh phúc là câu chuyện trải dài trong nhiều thập kỷ, với bối cảnh chính diễn ra ở Delhi và Kashmir (Ấn Độ). Tác phẩm thể hiện một giai đoạn đen tối và bạo lực của lịch sử Ấn Độ hiện đại, từ cải cách ruộng đất, vụ việc đốt cháy tàu Godhra năm 2002, cuộc nổi loạn Kashmir.

Truyện chứa đựng những câu chuyện lớp lang, đan xen về tôn giáo, đẳng cấp, bản sắc giới tính, xung đột chính trị - cõi trần thế trần trụi và đầy khổ đau. Tác phẩm xây dựng hệ thống nhân vật phức tạp, hầu hết đều là những người bị hủy hoại, tổn thương, những con người bên lề xã hội đang cố tìm bình yên cho mình. 

Anjum là một người phụ nữ chuyển giới, sợ hãi cuộc sống, vì thế cô tìm sự an bình bên những người chết - trong nghĩa trang. Ban đầu cô trải thảm nằm cạnh những ngôi mộ, dần dà dựng lên một nếp nhà che nắng che mưa, rồi lại nối thêm vào những căn phòng và đặc biệt căn phòng nào cũng có một hoặc hai ngôi mộ.

Căn nhà chắp vá của Anjum trở thành Nhà trọ Jannat - Thiên đường. Lâu dần Nhà trọ Jannat trở thành tụ điểm cho dân hijra (người đã qua phẫu thuật để chuyển giới tính từ nam thành nữ) và những người lạc lối. Nơi ở tồi tàn ở chốn không ai muốn tới đã trở thành mái ấm không những cho Anjum mà còn cho vô số những con người khác cũng chịu số phận bất hạnh không kém cô, trong đó có Tilo.

Tilo là một sinh viên ngành kiến trúc, cô có mẹ nhưng không được nhận mẹ, cô yêu Musa, một chiến binh giải phóng Kashmir, nhưng không được bên anh. Tilo nhặt được (hay đúng hơn là bắt cóc) một em bé bị bỏ rơi và đó cũng chính là mảnh ghép gắn cô vào cuộc đời của Anjum, một người “phụ nữ” luôn mong mỏi có một đứa con cho riêng mình.

Những mảnh đời bị xã hội xô đẩy, giày xéo níu lại với nhau, nương tựa vào nhau. Những người lạ trở thành bạn bè, bạn bè trở thành gia đình. Họ tạo nên một chốn “thiên đường” cho riêng mình - nơi tột cùng hạnh phúc.

Không phải ngẫu nhiên mà tiểu thuyết được đánh giá là thiên sử thi về Ấn Độ tân thời. Tác phẩm soi tỏ những mặt tối của đất nước đông dân thứ hai thế giới: những vụ bạo động, bạo loạn do xung đột sắc tộc, tôn giáo với chủ nghĩa dân tộc cực đoan; sự bất bình đẳng giới qua các vụ giết chóc, tra tấn, cưỡng hiếp phụ nữ; chênh lệch đẳng cấp; nghèo đói, thất nghiệp khắp nơi...

Giọng văn của Roy khi tỉ tê, khi lớn tiếng, khi nghẹn ngào, và có khi ngập tràn tiếng cười. Với thủ pháp khéo léo, bà đã nhặt những mảnh vụn, ghép thành một bức tranh lớn lao với những gam màu đối chọi của hiện thực bất ổn, xã hội rối ren nhưng vẫn đem tới những hy vọng về tình yêu và hạnh phúc.

Ra mắt năm 2017, Bộ tột cùng hạnh phúc đã đạt một số thành tựu nhất định. Tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn giải thưởng Hindu 2017, đề cử giải Manbooker 2017, vòng chung kết Giải thưởng Sách Quốc gia 2018.
***
“Bộ tột cùng hạnh phúc”: Thiên sử thi về Ấn Độ tân thời

Phải đến hai mươi năm sau khi ra mắt tiểu thuyết đầu tiên, nhà văn Arundhati Roy mới dồn toàn lực cho ra cuốn tiểu thuyết thứ hai - Bộ tột cùng hạnh phúc (Tao Đàn và NXB Hội Nhà văn ấn hành). Tác phẩm được giới phê bình hết mực ca ngợi.
Có thể xem Bộ tột cùng hạnh phúc là thiên sử thi về Ấn Độ tân thời: hỗn loạn, mâu thuẫn, bạo lực, bất công, điên rồ và vô lý. Chuốt những sợi tơ vò số phận của những con người bên lề xã hội, Arundhati Roy đã khéo léo dệt nên những câu chuyện lớp lang đan xen về đẳng cấp, tôn giáo, bản sắc giới tính, xung đột chính trị - cõi trần thế trần trụi và đầy khổ đau.

Ấn Độ dưới ngòi bút của Roy không chỉ là một quốc gia với vốn văn hóa lâu đời, đặc sắc; một vùng đất hoang sơ với cảnh quan ngoạn mục, những công trình nguy nga tráng lệ; chốn hoa lệ với những cô gái, chàng trai xinh đẹp khoác tấm áo sặc sỡ mà đó còn là đất nước của chênh lệch đẳng cấp, xung đột tôn giáo, bạo động chính trị, kỳ thị giới tính...

Những mặt tối của đất nước lớn thứ 7 về diện tích, đứng thứ 2 về dân số được Roy không ngần ngại soi tỏ trong tác phẩm của mình: Đó còn là nơi những người thuộc tầng lớp tiện dân sẽ chỉ được làm những công việc tay chân rẻ mạt, bẩn thỉu, các tầng lớp trên chạm vào họ sẽ bị ô uế. Những con người "lệch lạc" giới tính bị khinh rẻ đến cùng cực. Bạn có thể bị buộc tội giết bò đầy oan trái và bị hành hạ không thương tiếc. Bạn cũng có thể bị đối xử tệ bạc hay thậm chí mất mạng vì thứ tôn giáo bạn tôn thờ khác những người còn lại...

Bộ tột cùng hạnh phúc có lượng nhân vật đồ sộ. Hết thảy đều là những thân phận bị hủy hoại với thế giới quan tan vỡ, những con người bên lề xã hội đang cố tìm một chốn “thiên đường” cho bản thân mình. Họ là những hijra (bán nam bán nữ), người nghiện, gái mại dâm, người Hồi giáo, trẻ mồ côi, chiến binh, quân phiến loạn... Nổi bật lên nhất là cuộc đời của hai “nữ” chính.

Anjum, một người phụ nữ chuyển giới, sợ hãi cuộc sống, vì thế chị tìm sự an bình bên những người chết - trong nghĩa trang. Ban đầu chị trải thảm nằm cạnh những ngôi mộ, dần dà chị dựng lên một nếp nhà che nắng che mưa, rồi lại nối thêm vào những căn phòng và đặc biệt căn phòng nào cũng có một ngôi mộ (hoặc hai). Căn nhà chắp vá của Anjum trở thành Nhà trọ Jannat - Thiên đường. Lâu dần Nhà trọ Jannat trở thành tụ điểm cho dân hijra và những người lạc lối. Nơi ở tồi tàn ở chốn không ai muốn tới đã trở thành mái ấm không những cho Anjum mà còn cho vô số những con người khác - cũng chịu số phận bất hạnh không kém chị, trong đó có Tilo - nữ chính thứ hai.

Tilo là một kiến trúc sư, cô có mẹ nhưng không được nhận mẹ. Tilo nhặt được (hay đúng hơn là bắt cóc) một em bé bị bỏ rơi và đó cũng chính là mảnh ghép gắn cô vào cuộc đời của Anjum, một người “phụ nữ” luôn mong mỏi có một đứa con cho riêng mình. Những mảnh đời bị xã hội xô đẩy, giày xéo níu lại với nhau, nương tựa vào nhau. Những người lạ trở thành bạn bè, bạn bè trở thành gia đình. Họ tạo nên một chốn “thiên đường” cho riêng mình - nơi tột cùng hạnh phúc.

Giọng văn của Roy khi tỉ tê, khi lớn tiếng, khi nghẹn ngào, và có khi ngập tràn tiếng cười, cùng với thủ pháp khéo léo, bà đã nhặt những mảnh vụn tản mác, ghép thành một bức tranh lớn lao với những gam màu đối chọi của hiện thực bất ổn, xã hội rối ren nhưng vẫn lại đem cho người ta những hy vọng về tình yêu và hạnh phúc. Những ngày đen tối nhất rồi cũng sẽ qua đi, ngày mai xán lạn bao giờ cũng tới, tình yêu sẽ đến với những ai vẫn hy vọng dù đã từng thất vọng, vẫn tin tưởng dù từng bị phản bội, vẫn yêu thương dù từng bị tổn thương.

Arundhati Roy (sinh năm 1961) là nhà văn, nhà hoạt động chính trị, xã hội tích cực người Ấn Độ. Bà nằm trong top 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014.

Cuốn tiểu thuyết đầu tay The God of Small Things xuất bản năm 1997 đã giành giải Booker và giúp Arundhati Roy trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Sau đó, bà dành toàn bộ thời gian cho các hoạt động chính trị, xã hội cùng các tác phẩm phi hư cấu.
QUỲNH YÊN
***

Đến giờ huyền diệu, mặt trời đã lặn nhưng ánh sáng chưa tắt, từng đàn dơi gỡ mình khỏi đám cây đa trong khu nghĩa địa lâu đời rồi dạt qua thành phố tựa khói. Khi bầy dơi đi, đàn quạ trở về. Tiếng chúng huyên náo về nhà cũng không sao khỏa lấp được cảnh im ắng còn lại khi đàn chim sẻ biến đi, cùng lũ kền kền lưng bạc lâu đời, kẻ canh giữ người chết hơn trăm triệu năm nay đã bị xóa sổ. Kền kền chết vì nhiễm độc diclofenac. Thứ aspirin dành cho bò, cho gia súc uống để giãn cơ, dịu đau và tăng sản lượng sữa, phát tác - phát tác rồi - thành chất độc thần kinh ở loài kền kền lưng bạc. Mỗi con bò hay trâu cho sữa được ngơi sức nhờ hóa chất chết đi đều thành mồi độc cho kền kền. Khi gia súc biến thành những cỗ máy chế biến bơ sữa tốt hơn, khi thành phố ăn nhiều kem, bánh quy bơ, bánh xốp, kẹo sô cô la hơn, khi họ uống nhiều sữa lắc vị xoài hơn, thì cổ kền kền bắt đầu gục xuống như thể chúng đã mệt và đơn giản là không còn tỉnh táo được nữa. Dãi nhễu xuống từ mỏ thành chòm râu bạc, rồi từng con một trên cành rơi rụng xuống đất, chết.

Không mấy ai nhận thấy lũ chim già thân thiện ra đi. Còn quá nhiều thứ khác để trông chờ.

Mời các bạn đón đọc Bộ Tột Cùng Hạnh Phúc của tác giả Arundhati Roy & Thiên Nga (dịch).

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000