DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Bản Sắc - Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ

Tác giả Francis Fukuyama
Bộ sách
Thể loại Tâm Lý Học
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook mobi pdf epub azw3
Lượt xem 3831
Từ khóa eBook mobi pdf epub azw3 full Francis Fukuyama Chính Trị Tư Tưởng Xã Hội Tham Khảo
Nguồn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY

Thông tin sơ lược

  • Tác giả: Francis Fukuyama
  • Dịch giả: Khắc Giang, Quang Thái  Bảo Linh
  • Số trang: 256
  • Bìa mềm, tay gập
  • Khổ: 16 x 24 cm

……………..

BẢN SẮC 

Nhu cầu phẩm giá và chính trị phẫn nộ

Francis Fukuyama từng dự đoán rằng nước Mỹ sẽ bị các nhóm lợi ích đầy quyền lực nắm giữ. Lời tiên đoán của ông được chứng thực khi có sự trỗi dậy của một loạt thế lực phi chính trị, có khuynh hướng đe dọa gây mất ổn định cho trật tự toàn thế giới.

Nhu cầu được công nhận về bản sắc là yếu tố chủ đạo, có thể bao gồm rất nhiều hiện tượng đang diễn ra trong chính trị thế giới ngày nay. Sự công nhận phổ quát – tạo nền móng cho nền dân chủ tự do – vẫn không ngừng bị thách thức bởi các hình thái hạn hẹp hơn, đó là sự công nhận dựa trên quốc gia, tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc, dân tộc, giới tính, tất cả gây nên chủ nghĩa dân túy chống-nhập-cư, sự bùng phát của Đạo Hồi chính-trị-hóa, “chủ nghĩa tự do bản sắc” chống đối tại các trường đại học và sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc da trắng.

Bản sắc là cuốn sách cần thiết và cấp thiết, mang đến một lời cảnh báo sắc sảo: nếu không lý giải được bản sắc con người, chúng ta sẽ tự đẩy mình đến tình trạng xung đột triền miên.

THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ

Francis Fukuyama, sinh năm 1952, là nhà triết học, nhà kinh tế chính trị và tác giả người Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard và từng làm việc trong bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Fukuyama hiện là giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế và Giám đốc Chương trình Phát triển Quốc tế tại Trường Paul H. Nitze về Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao, thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC.

Ông là tác giả của những công trình về chính trị, kinh tế, khoa học nổi tiếng như The Origins of Political OrderThe End of History and the Last ManOur Posthuman Future: Consequences of the Biotechnology Revolution

 

ĐÁNH GIÁ TỪ CHUYÊN GIA

“Với cách lập luận đầy thuyết phục và cấp thiết, nhà khoa học chính trị lừng danh khẳng định khao khát được công nhận về phẩm giá là khao khát hàng đầu của con người – và không thể thiếu trong công cuộc thúc đẩy nền dân chủ. Cuốn sách là một bản phân tích chặt chẽ về những mối đe dọa thảm khốc đối với nền dân chủ.”  — Kirkus  

“Chúng ta cần thêm nhiều nhà tư tưởng thông tuệ như Appiah và Fukuyama để cày xới mảnh đất của sự tiên đoán. Và chúng ta cũng cần nhiều độc giả hơn để đọc những gì mà các nhà tư tưởng ấy thu hoạch được.” —The New York Times

—————

Omega hân hạnh giới thiệu đến độc giả.
 

***

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn sách này có lẽ sẽ không ra đời nếu Donald J. Trump không được bầu làm tổng thống vào tháng Mười một năm 2016. Giống như nhiều người Mỹ khác, tôi đã rất kinh ngạc bởi kết quả đó và thấy phiền muộn bởi hệ quả của nó với nước Mỹ và thế giới. Đó là cơn địa chấn bầu cử thứ hai trong năm đó, lần đầu khi người Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu vào tháng Sáu.

Tôi đã dành nhiều thời gian trong những thập niên qua để suy nghĩ về sự phát triển của các thể chế chính trị hiện đại: nhà nước, pháp quyền và trách nhiệm giải trình dân chủ trước tiên ra đời như thế nào, cách các thể chế độ phát triển và tương tác ra sao, và cuối cùng là tiến trình chúng suy bại. Ngay trước khi Trump thắng cử, tôi đã viết rằng các thể chế Mỹ đang suy bại khi nhà nước bị thâu tóm bởi các nhóm lợi ích hùng mạnh và khóa chặt trong một cấu trúc cứng nhắc vốn không thể tự cải tổ.

Trump chính là kết quả lẫn nhân tố góp phần tạo nên sự suy bại đó. Lời hứa khi tranh cử của ông, với tư cách là một người ngoài cuộc, là sử dụng ủy quyền từ quần chúng để lay chuyển hệ thống và khiến nó hoạt động trở lại. Người Mỹ đã mệt mỏi với chia rẽ đảng phái và khao khát một nhà lãnh đạo mạnh mẽ để tái đoàn kết đất nước, phá vỡ hệ thống mà tôi gọi là “chế độ phủ quyết” (vetocracy) - ám chỉ khả năng các nhóm lợi ích ngăn chặn hành động tập thể. Khao khát mang tính dân túy này đã đưa Franklin D. Roosevelt vào Nhà Trắng năm 1932 và định hình lại chính trị Mỹ trong hai thế hệ tiếp theo.

Vấn đề với Trump gồm cả hai mặt: cả với chính sách và tính cách của ông. Chủ nghĩa dân tộc kinh tế của Trump có lẽ sẽ làm xấu đi tình trạng của những cử tri ủng hộ ông thay vì tốt lên, trong khi ưu ái rõ ràng của ông cho những kẻ độc tài chuyên quyền, thay vì các đồng minh dân chủ, có nguy cơ gây bất ổn cho toàn bộ trật tự quốc tế. Về tính cách, thật khó tưởng tượng cá nhân nào khác kém phù hợp hơn Trump để làm tổng thống Hoa Kỳ. Những đức tính thường gắn liền với năng lực lãnh đạo tốt - sự trung thực cơ bản, tính đáng tin cậy, khả năng nhận định xác đáng, tận tâm với lợi ích công, và nhận thức đạo đức thiết yếu - hoàn toàn vắng bóng ở con người ông. Mối bận tâm chính trong suốt sự nghiệp của Trump là tự đề cao bản thân, và ông hoàn toàn thoải mái khi lẩn tránh những người hay quy tắc cản trở mình bằng mọi cách có thể.

Trump đại diện cho một xu thế lớn hơn trong chính trị quốc tế, hướng tới thứ gọi là chủ nghĩa dân tộc dân túy1. Các nhà lãnh đạo dân túy tìm cách sử dụng tính chính danh có được qua các cuộc bầu cử dân chủ để củng cố quyền lực. Họ tuyên bố có mối gắn kết trực tiếp với “quần chúng”, những người thường được định danh theo các thuật ngữ dân tộc hẹp, vốn loại trừ một phần lớn dân số nói chung. Họ không thích thể chế và tìm cách làm suy yếu hệ thống kiểm tra và cân bằng, vốn giới hạn quyền lực cá nhân lãnh đạo trong nền dân chủ tự do hiện đại: tòa án, cơ quan lập pháp, truyền thông độc lập và bộ máy quan liêu phi đảng phái.

Sự trỗi dậy của hệ thống dân chủ trên toàn cầu từ giữa những năm 1970 đã bước vào giai đoạn mà đồng nghiệp của tôi, Larry Diamond, gọi là cuộc thoái lui toàn cầu2. Vào năm 1970, thế giới có khoảng 35 nền dân chủ bầu cử, tăng dần đều trong ba thập niên tiếp theo và đạt mốc 120 vào đầu những năm 2000. Mức tăng tốc nhanh nhất là giai đoạn 1989-1991. Tuy nhiên, kể từ giữa những năm 2000, xu hướng đảo ngược và tổng số lượng nền dân chủ đã giảm. Trong khi đó các quốc gia chuyên chế, dẫn đầu là Trung Quốc, ngày càng trở nên tự tin và ngạo mạn hơn.

Không mấy ngạc nhiên khi các quốc gia chuyển đổi sang dân chủ như Tunisia, Ukraine và Myanmar đang vật lộn để xây dựng các thể chế khả thi, hay dân chủ tự do đã không thành công ở Afghanistan hay Iraq sau khi Mỹ can thiệp vũ trang. Và cũng rất đáng thất vọng, dù không hoàn toàn bất ngờ, khi nước Nga quay lại với truyền thống độc đoán. Điều không ngờ tới hơn nhiều là các mối đe dọa của nền dân chủ lại xuất hiện từ chính các nền dân chủ vững chắc. Hungary là một trong những quốc gia đó. Khi quốc gia này gia nhập cả NATO và Liên minh châu Âu, có vẻ như Hungary đã tái gia nhập châu Âu với đặc điểm mà các nhà khoa học chính trị gọi là nền dân chủ tự do “trưởng thành”. Tuy nhiên, dưới nhiệm kỳ của Orbán và đảng Fidesz của ông, Hungary đã tiến đến mô hình mà Orbán gọi là nền “dân chủ phi tự do”. Nhưng bất ngờ kinh ngạc hơn là các phiếu bầu ở Anh và Hoa Kỳ lần lượt ủng hộ Brexit và Trump. Đây là hai nền dân chủ hàng đầu, từng là kiến trúc sư của trật tự quốc tế tự do hiện đại, các quốc gia dẫn đầu cuộc cách mạng “tân tự do” dưới thời Ronald Reagan và Margaret Thatcher trong những năm 1980. Tuy nhiên, chính những nước này dường như đang quay lại với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

Điều này lý giải cho nguồn gốc của cuốn sách này. Kể từ khi tôi xuất bản bài tiểu luận “Sự cáo chung của Lịch sử?” (The End of History?) vào giữa năm 1989, và cuốn sách Sự cáo chung của Lịch sử và Con người Cuối cùng (The End of History and the Last Man) vào năm 19923, tôi thường xuyên được hỏi liệu sự kiện X có làm mất hiệu lực luận đề của tôi không. X có thể là cuộc đảo chính ở Peru, chiến tranh ở Balkan, vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hay gần đây nhất là việc Donald Trump đắc cử, và làn sóng chủ nghĩa dân tộc được mô tả ở trên.

Hầu hết những chỉ trích này đều dựa trên một hiểu lầm cơ bản về luận đề đó. Tôi đã sử dụng từ lịch sử theo ngôn ngữ của Marx và Hegel, tức là câu chuyện tiến hóa lâu dài của các thể chế loài người, mà ngoài ra có thể gọi là phát triển hoặc hiện đại hóa. Từ cáo chung không mang ý nghĩa “chấm dứt”, mà là mục tiêu” hay “đích đến”. Karl Marx từng gợi ý rằng điểm cáo chung của lịch sử sẽ là một xã hội cộng sản, và tôi chỉ đơn giản cho rằng đó phải là xã hội của Hegel, nơi sự phát triển sẽ tạo ra một nhà nước tự do gắn liền với nền kinh tế thị trường, là kết quả hợp lý hơn4.

Điều này không có nghĩa là quan điểm của tôi không thay đổi theo thời gian. Việc tái tư duy đầy đủ nhất quan điểm của mình đã được tôi gói lại trong hai tập Nguồn gốc Trật tự Chính trị (The Origins of Political Order) và Trật tự Chính trị và Suy bại Chính trị (Political Order and Political Decay), vốn có thể coi là nỗ lực viết lại Sự cáo chung của Lịch sử và Con người Cuối cùng dựa trên những gì tôi hiểu về chính trị thế giới hiện nay5. Hai thay đổi quan trọng nhất trong suy nghĩ của tôi gắn với: thứ nhất, khó khăn trong việc phát triển một nhà nước hiện đại, phi cá nhân - vấn đề mà tôi vẫn gọi là “hướng đến Đan Mạch” - và thứ hai là nguy cơ nền dân chủ tự do hiện đại suy bại hay đi thụt lùi.

Tuy nhiên, những nhà phê bình chỉ trích tôi có một hiểu lầm khác. Họ không để ý rằng tiểu luận ban đầu của tôi có dấu hỏi ở cuối tiêu đề, và họ cũng không đọc các chương sau của cuốn Sự cáo chung của Lịch sử và Con người Cuối cùng vốn tập trung vào vấn đề Con người Cuối cùng của Nietzsche.

Ở cả điểm đó, tôi đã chỉ ra rằng cả chủ nghĩa dân tộc và tôn giáo đều sẽ không mất đi vai trò quyền lực của mình trong chính trị thế giới. Chúng sẽ không mất đi bởi vì, như tôi lập luận khi đó, các nền dân chủ tự do đương đại không giải quyết được tận gốc vấn đề thymos. Thymos là một phần của linh hồn khao khát có được sự công nhận về phẩm giá; còn isothymia là nhu cầu được tôn trọng trên cơ sở bình đẳng với những người khác, trong khi megalothamia là mong muốn được công nhận là vượt trội. Các nền dân chủ tự do hiện đại hứa hẹn và phần lớn đã đem lại một mức độ tối thiểu về sự tôn trọng bình đẳng, thể hiện trong các quyền cá nhân, pháp quyền và quyền bầu cử. Điều mà các nền dân chủ không đảm bảo được là mọi người sẽ được tôn trọng như nhau trong thực tế, đặc biệt là với thành viên của các nhóm cộng đồng từng bị gạt ra bên lề trong lịch sử. Toàn bộ một quốc gia có thể thấy bị coi thường, vốn sẽ thổi bùng chủ nghĩa dân tộc hung hãn, hay các tín đồ tôn giáo cảm thấy đức tin của mình bị bôi nhọ. Do đó, isothymia sẽ tiếp tục thúc đẩy yêu cầu về sự công nhận bình đẳng, điều rất khó để thực thi một cách hoàn hảo.

Vấn đề lớn khác là megalothymia. Các nền dân chủ tự do đã thực hiện khá tốt vai trò mang lại hòa bình và thịnh vượng (mặc dù đã ít nhiều giảm sút trong những năm gần đây). Những xã hội giàu có và an toàn này là lãnh địa của Con người Cuối cùng của Nietzsche, những người “vô bản ngã” này dành cả đời để theo đuổi thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, nhưng không có giá trị cốt lõi, không có mục tiêu hay lý tưởng nào cao hơn mà họ sẵn sàng phấn đấu và hy sinh. Một cuộc đời như vậy sẽ không làm hài lòng tất cả mọi người. Megalothymia nở rộ bởi ngoại biệt: chấp nhận rủi ro lớn hơn, tham gia các cuộc tranh đấu vĩ đại, tìm kiếm ảnh hưởng lớn hơn, bởi tất cả những điều này sẽ tạo ra sự công nhận bản thân vượt trội so với người khác. Trong một số trường hợp, điều này có thể tạo ra những nhà lãnh đạo anh hùng như Lincoln, Churchill, hay Nelson Mandela. Nhưng trong các trường hợp khác, nó giúp sản sinh các bạo chúa như Caesar, Hitler… những người dẫn dắt xã hội vào chế độ độc tài và thảm họa.

Vì megalothymia đã tồn tại trong lịch sử của tất cả các xã hội, sẽ không thể loại bỏ nó, mà chỉ có thể điều chỉnh hoặc kìm hãm. Câu hỏi tôi đặt ra trong chương cuối của Sự cáo chung của Lịch sử và Con người Cuối cùng là liệu hệ thống dân chủ tự do hiện đại gắn liền với nền kinh tế thị trường có tạo ra đủ phương tiện đáp ứng cho megalothymia hay không. Vấn đề này đã được nhìn nhận đầy đủ bởi những người sáng lập nước Mỹ. Trong nỗ lực tạo ra một chính phủ cộng hòa ở Bắc Mỹ, họ đã cảnh giác về lịch sử sụp đổ của Cộng hòa La Mã và lo lắng về vấn đề chủ nghĩa Caesar. Giải pháp đề ra là hệ thống hiến pháp kiểm tra và cân bằng, giúp phân phối và ngăn chặn tập trung quyền lực vào một lãnh đạo duy nhất. Quay lại năm 1992, tôi đã cho rằng nền kinh tế thị trường cũng tạo ra những phương tiện đáp ứng cho megalothymia. Một doanh nhân có thể vô cùng giàu có trong khi vẫn đóng góp cho sự thịnh vượng chung. Hoặc những cá nhân như vậy có thể tham gia các sự kiện Ironman, lập kỷ lục chinh phục các đỉnh núi ở Himalaya, hoặc xây dựng công ty Internet có giá trị nhất toàn cầu.

Trên thực tế, tôi đã lấy Donald Trump làm ví dụ trong “Sự cáo chung của Lịch sử?” về một cá nhân vô cùng tham vọng, mong muốn được công nhận của ông ta chuyển sang sự nghiệp kinh doanh (và sau này là giải trí). Lúc đó, tôi đã không nghĩ rằng 25 năm sau ông không đủ hài lòng với thành công trong kinh doanh và sự nổi tiếng, mà còn đi vào chính trị và được bầu làm tổng thống. Nhưng điều này không hoàn toàn bất nhất với lập luận chung mà tôi đưa ra về các mối đe dọa tiềm tàng trong tương lai đối với nền dân chủ tự do, và vấn đề trọng tâm của thymos trong một xã hội tự do6. Những nhân vật như vậy đã tồn tại trong quá khứ như Caesar, Hitler hay Perón, những người đã kéo xã hội của họ đi xuống con đường thảm khốc của chiến tranh hay suy giảm kinh tế. Để đẩy bản thân về phía trước, họ đã bám vào sự phẫn nộ của thường dân, những người cảm thấy rằng quốc gia, tôn giáo hay lối sống của họ đang bị coi thường. Megalothymia và isothymia do đó đan xen vào nhau.

Trong cuốn sách này, tôi quay lại các chủ đề mà tôi bắt đầu khám phá vào năm 1992 và vẫn viết về nó kể từ đó: thymos, sự công nhận, phẩm giá, bản sắc, nhập cư, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và văn hóa. Cụ thể, cuốn sách này kết hợp với Bài giảng Tưởng nhớ Lipset về nhập cư và bản sắc mà tôi đã trình bày năm 2005, và bài giảng tại Quỹ Latsis ở Geneva năm 2011 về nhập cư và bản sắc châu Âu7. Ở một số chỗ, cuốn sách này ít nhiều lặp lại một số đoạn từ các bài viết trước đó. Tôi xin lỗi nếu những đoạn này tạo cảm giác lặp đi lặp lại, nhưng tôi tự tin rằng ít người dành thời gian để xâu chuỗi lại và xem nó như một lập luận mạch lạc liên quan đến sự phát triển trong hiện tại.

Nhu cầu công nhận bản sắc của một cá nhân là một khái niệm tổng thể thống nhất phần lớn những gì đang diễn ra trong chính trị thế giới ngày nay. Nó không bị giới hạn trong chính trị bản sắc được thực hành trong các trường đại học, hoặc với chủ nghĩa dân tộc da trắng mà nó kích động, mà mở rộng đến các hiện tượng rộng lớn hơn như sự bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc kiểu cũ và chủ nghĩa Hồi giáo bị chính trị hóa. Tôi lập luận rằng phần lớn những gì được gán cho động lực kinh tế thực tế bắt nguồn từ nhu cầu được công nhận và do đó không đơn giản là chỉ cần được thỏa mãn bằng các phương tiện kinh tế. Điều này có ý nghĩa trực tiếp cho cách chúng ta đối phó với chủ nghĩa dân túy trong hiện tại.

Theo Hegel, lịch sử loài người bị thúc đẩy bởi cuộc đấu tranh để được công nhận. Ông cho rằng giải pháp hợp lý duy nhất cho mong muốn được công nhận là sự công nhận phổ quát, trong đó phẩm giá của mỗi con người được công nhận. Sự công nhận phổ quát bị thách thức bởi các hình thức công nhận một phần dựa trên quốc gia, tôn giáo, giáo phái, chủng tộc, sắc tộc, giới tính, hay bởi các cá nhân muốn được công nhận là vượt trội. Sự trỗi dậy của chính trị bản sắc trong các nền dân chủ tự do hiện đại là một trong những mối đe dọa chính mà thể chế dân chủ đang đối mặt, và trừ khi chúng ta có thể quay lại những hiểu biết phổ quát hơn về phẩm giá con người, nếu không thế giới sẽ tiếp tục chìm đắm trong xung đột.

Tôi muốn cảm ơn một số bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý về bản thảo này: Sheri Berman, Gerhard Casper, Patrick Chamorel, Mark Cordover, Kinda Cramer, Larry Diamond, Bob Faulkner, Jim Fearon, David Fukuyama, Sam Gill, Anna Gryzmala-Busse, Margaret Levi, Mark Lilla, Kate McNamara, Yascha Mounk, Marc Plattner, Lee Ross, Susan Shell, Steve Stedman, và Kathryn Stoner.

Tôi đặc biệt cảm ơn Eric Chinski, biên tập viên của tôi tại Farrar, Straus và Giroux, người đã làm việc không biết mệt mỏi với một vài cuốn sách của tôi. Cảm quan về logic, ngôn ngữ và kiến thức sâu rộng của ông về các vấn đề quan trọng là vô cùng hữu ích cho cuốn sách này. Tôi cũng rất biết ơn sự hỗ trợ của Andrew Franklin tại Profile Books cho cuốn sách này và tất cả các cuốn sách trước đó của tôi.

Như mọi khi, tôi biết ơn các đại diện của mình trong hoạt động xuất bản, Esther Newberg tại International Creative Management và Sophie Baker tại Curtis Brown, cũng như tất cả những người hỗ trợ họ. Họ đã rất nỗ lực để giúp sách của tôi xuất bản ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.

Tôi cũng xin cảm ơn các trợ lý nghiên cứu của tôi: Ana Urgiles, Eric Gilliam, Russell Clarida và Nicole Southard, những người có vai trò tối quan trọng trong việc cung cấp dữ liệu cho cuốn sách này.

Tôi rất biết ơn sự hỗ trợ của gia đình và đặc biệt là vợ tôi, Laura, vốn cũng là một độc giả và nhà phê bình cẩn trọng cho tất cả các cuốn sách của tôi.

Palo Alto và Carmel-by-the-Sea, California


Mời các bạn mượn đọc sách Bản Sắc - Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ của tác giả Francis Fukuyama.


Giá bìa 135.000   

Giá bán

114.750 

Giá bìa 135.000   

Giá bán

114.750