DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

100 Best Classics: No.5 - Tom Jones

Tom Jones (1749) của tác giả Henry Fielding đứng vị trí thứ 5 gây ồn ào trong danh sách 100 tiểu thuyết văn học Anh hay nhất...


book the history of tom jones a foundling

buy book

Bao nhiêu độc giả, nếu thừa nhận một cách trung thực, đã phát hiện những tiểu thuyết vĩ đại nhất nhờ phim ảnh hoặc truyền hình? Đại gia GatsyKiêu hãnh và định kiếnThe English Patient (Bệnh nhân người Anh)? Hay Dr Zhivago? Lần đầu tiên tôi ấn tượng với Tom Jones là sau khi xem tác phẩm chuyển thể nổi tiếng của John Osborne, với sự tham gia của Albert Finney trẻ trong vai nhân vật chính. Đó là một bộ phim xuất sắc. Các tác phẩm kinh điển thường không tạo ra những bộ phim hay, hoặc họa hoằn – như Oliver! – là phải trải qua cả một quá trình biến đổi.

Tuy nhiên Tom Jones lại dường như được sinh ra cho màn ảnh. Chưa nhắc đến số chương truyện khổng lồ và dàn nhân vật đông đúc toàn những kẻ thấp hèn và vô lại, nhân vật trung tâm của tác phẩm là một gã thanh niên dữ dằn, nóng tính nhưng quyến rũ với cuộc sống phóng đãng, song lại theo đuổi tình yêu đích thực giữa xã hội Anh đương thời trong chuỗi hành trình đầy tai tiếng và khoái hoạt. Xuất bản vào giữa thế kỷ XVIII, Tom Jones là cuốn tiểu thuyết kinh điển lột tả tinh thần của thời đại, nơi những nhân vật nổi tiếng – Squire Western, giáo sĩ Thwackum, Blifil mưu mô, Molly Seagrim quyến rũ, và tình yêu đích thực của Tom, Sophia – đã trở thành đại diện cho xã hội văn chương Augustan(*) với đầy đủ diện mạo ba hoa, ồn ào và khôi hài.

Bí quyết của Tom Jones là khả năng liên kết sâu sắc với độc giả thời bấy giờ. Những năm 1740, văn học Anh thu hút thế hệ độc giả mới, và theo đó là thế hệ những cây viết mới. Không chỉ làm bùng nổ phương tiện truyền thông in ấn và thế hệ độc giả tầng lớp trung lưu, mà còn làm xuất hiện những tiểu thuyết gia giàu sức sáng tạo. Sự xuất hiện của thể loại văn học mới này đã mở ra cho họ một cuộc sống dễ chịu hơn. Tuy nhiều người vẫn tiếp tục thiếu ăn trên đường phố Grub, song một số người đã bắt đầu kiếm ra tiền. Điển hình là Samuel Johnson, người đã bán tác phẩm văn chương lãng mạn hoàn toàn hạnh phúc, Rasselas, để lo đám tang cho mẹ.

Henry Fielding là cây bút tiêu biểu của thể hệ mới. Sinh năm 1707, ông là người hoàn toàn thuộc về thế kỷ XVIII.  Dưới nền giáo dục cổ điển tại đại học Eton, cùng với các mối quan hệ gia đình và một sự nghiệp đáng kể trong ngành luật – ông được cho là người cùng đặt nền móng xây dựng lực lượng cảnh sát thủ đô đầu tiên – ông đã chuyển sang viết tiểu thuyết, phần để chi trả cho lối sống phóng túng, phần để hòa cùng thế hệ độc giả sôi nổi đương thời.

Fielding cầm bút vào thời điểm diễn biến chính trị xã hội đang căng thẳng, ông viết để phúc đáp cơn khủng hoảng của thời đại. Trước khi Đạo luật Cấp phép(**) năm 1737 ra đời, ông từng nổi tiếng với vai trò tác giả của những vở kịch trào phúng. Khi cuộc nổi dậy Jacobite (1745) đe dọa sự cai trị của Nhà Hanover (***), Fielding quay sang bảo vệ vua George II và viết True Patriot (Người yêu nước chân chính).

Trong nhận thức muộn màng, cuốn tiểu thuyết này rõ ràng là một vũ đài so với tưởng tượng của ông, nhưng nó cũng là động lực thúc đẩy ông đến với con đường tiểu thuyết vào tuổi trung tuần. Năm 1740, Pamela hay Virtue Rewarded (Phần thưởng của sự đức hạnh)của Samuel Richardson, câu chuyện về người con gái sau này đã trở thành một quý cô và tìm được hạnh phúc thực sự nhờ kiên quyết bảo vệ sự trinh tiết của mình, đã gây tiếng vang trong công chúng London, trở thành tác phẩm bán chạy rất sớm. Phản ứng của Fielding trước Pamela rất mâu thuẫn. Ông ngưỡng mộ thành công của cuốn sách, nhưng lại xem thường tính đạo đức răn dạy và đáp trả lại bằng tác phẩm nhái nặc danh, Shamela (1741). Tiếp tục cuộc chiến với Richarson, Fielding hoàn thành tiểu thuyết đầu tiên, Joseph Andrews (1742), ban đầu ngỡ rằng lại là một tác phẩm nhái của Pamela nhưng sau đó đã tìm được tiếng nói riêng của mình. Sau lần ra mắt này, và một số tác phẩm thời 1745, ông bắt tay vào kiệt tác của mình, Câu chuyện về Tom Jones, đứa trẻ bị bỏ rơi.

Theo Colerigde, bộ tiểu thuyết này cùng với Oedipus Rex (Vua Oedipus) và The Alchemist (Nhà giả kim) là “ba kịch bản hoàn hảo nhất từng được dàn dựng.” Nó cũng rất mới lạ và vô cùng hài hước. Fielding đã thoát khỏi lối viết bằng thư “tôi viết cho thời đại” của Richardson để tường thuật bằng ngôi thứ ba. Câu chuyện thú vị về kẻ bất lương này kể về cuộc phiêu lưu của Tom, gã khốn nạn luôn cao hứng nô giỡn khắp đất Anh, và đã lập tức trở thành một hiện tượng, bán thành công 10.000 bản tại thời điểm dân số London chỉ vào khoảng 700.000 người.

Một nhà phê bình bảo thủ lên án Tom Jones là “thứ truyện hỗn tạp về những kẻ vô lại, lăng loàn và dâm dục”, tuy nhiên không ngăn cản được doanh thu của cuốn sách. Samuel Johnson, thận trọng hơn, cho rằng những cuốn sách như vậy có thể là thứ tiêu khiển nguy hiểm “cho thanh niên, những kẻ thiếu kiến thức và những kẻ ăn không ngồi rồi…”, chỉ đem đến “thứ giải trí cho những bộ óc vô não.” Song dù tốt dù xấu, lượng lớn độc giả đã hứa hẹn tương lai cho thể loại văn học này, và truyền cảm hứng cho cương lĩnh mở đầu của Fielding, đó là cung cấp một “phương tiện giải trí” cho độc giả. “Nhà văn”, ông viết ở chương đầu tiên, cần mang đến “một công cụ giải trí tinh thần” cho “mọi người thuộc bất kì tầng lớp nào.” Đúng thế.

Chú thích thêm về tác phẩm:

Fielding đã từng đọc một số phần của Tom Jones trước mặt bạn bè và lưu hành kín một vài tập hồi mùa thu năm 1748.  Ngày sách chính thức lên kệ là 10/2/1749, dù nhà phát hành của Fielding, Andrew Millar đã bắt đầu phân phối một tuần trước đó, kiêm vai trò nhà xuất bản tại thời điểm ngành xuất bản chưa phát triển mạnh. Ấn bản đầu tiên lập tức hết sạch, bản thứ hai và thứ ba theo sau xuất hiện vào ngày 28/2 và 12/4. Bản thứ tư ra mắt vào cuối năm đó và là bản đối chiếu cho những lần tái bản sau này.

Các tác phẩm khác của Henry Fielding: The History of the Adventures of Joseph Andrews (1742); A Journey from this World to the Next (1749); Amelia (1751)

(*) Văn chương Augustan (Augustan literature): thể loại văn học tồn tại vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII tại Anh, với đặc trưng là những tác phẩm thơ văn trào phúng được chuyển hóa từ sân khấu trào phúng.

(**) Đạo luật Cấp phép (Licensing Act) hay Đạo luật Cấp phép Sân khấu (Theatrical Licensing Act): Đạo luật ra đời nhằm kiểm duyệt các vở kịch, hạn chế đưa yếu tố chính trị nhạy cảm vào sân khấu, là động lực để các nhà văn kịch trào phúng chuyển sang viết văn trào phúng.

(***) Nhà Hanover: triều đại cai trị vương quốc Anh và Ireland từ 1714 – 1901.

MP (bookaholic.vn - theo Guardian)


Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000