DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Việt Điện U Linh Tập - Lý Tế Xuyên

Tác giả Lý Tế Xuyên
Bộ sách
Thể loại Huyền ảo
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 8616
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Lý Tế Xuyên Huyền ảo Ma Quái Thần thoại Văn học Việt nam Văn học phương Đông
Nguồn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY
"Việt điện u linh tập" được viết ra trong một thời đại xa xưa nên không khỏi mang những hạn chế do điều kiện lịch sử... Cuốn sách chứa đựng thế giới quan thần bí, mang tư tưởng thần linh chủ nghĩa trộn lẫn với ý thức hệ phong kiến... Tuy nhiên, nếu tước đi cái vỏ tôn giáo thì đằng sau câu chuyện của các thần linh lại bao trùm và phản ánh những lý tưởng tốt đẹp và niềm tin tưởng chân thành của nhân dân ngày xưa.

"Truyện Quảng Lợi Đại Vương" (tức Thần Long Độ) là một thí dụ tiêu biểu. Ở đây tín ngưỡng chỉ là cái vỏ mà nội dung chính là ý thức phản kháng, sức mạnh quật cường của nhân dân Việt nhằm chống lại những âm mưu quỷ quyệt của Cao Biền, một viên quan đô hộ đến từ Trung Quốc... Ngoài ra còn có thể kể đến "Truyện Bố Cái Đại Vương" (tức Phùng Hưng), "Truyện Trương Hống, Trương Hát", v.v...Đây đều là truyện kể về việc thần linh đời trước đã "hiển linh" để "phù trợ" các anh hùng đời sau chống quân xâm lược như thế nào...

Như vậy, mặc dù còn hạn chế, "Việt điện u linh" tập vẫn có giá trị không nhỏ. Ngoài giá trị lịch sử, giá trị chủ yếu của sách còn ở chỗ, nó chứa đựng được những tâm tư tình cảm, thể hiện được những truyền thống tốt đẹp và sức mạnh của dân tộc Việt...
_Nguyễn Phương Chi_

"Là cuốn sách chép sự tích thần thánh, lại soạn dưới thời phong kiến, Việt điện u linh có nhiều chỗ hoang đường và những quan điểm ít nhiều bị hạn chế bởi thời đại. Nhưng trong công tác nghiên cứu lịch sự và văn học hiện nay, Việt điện u linh cũng giúp chúng ta những tài liệu để tìm hiểu đời sống tinh thần và văn hóa của dân tộc ta trong một giai đoạn. Ngoài ra về một phương diện nào, cuốn sách còn có thể bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước và nhân đạo, như nhiều di sản văn hóa khác của dân tộc còn lại đến ngày nay."
- Dịch giả:Trần Đình Rự


"Nếu như biết tước lột đi cái vỏ tôn giáo thì sẽ thấy rằng việc thờ cúng thần linh nhiều khi còn bao hàm những ý nghĩa tốt đẹp và những niềm tin tưởng chân thành của nhân dân thời xưa. Xét cho kỹ thì đây cũng là một hình thức bảo vệ truyền thống khá đặc biệt. Việc thờ cúng thần linh một mặt có màu sắc tôn giáo, một mặt gắn liền với ký ức vững bền của dân tộc ta về những kỳ tích của mình trong quá khứ và niềm tự hào chính đáng vì những bước tiến trong hiện đại và tương lai."
- GS Đinh Gia Khánh
***
Việt điện u linh tập, Tập truyện về cõi u linh của nước Việt, là một tập hợp các truyền thuyết về các vị thần linh Việt Nam ở vào thời xa xưa.

Từ khi được hoàn thành đến nay, Việt Điện U Linh Tập đã gây một tiếng vang không nhỏ trong giới văn học Việt Nam, mặc dầu chưa được khắc in một cách chính thức, tác phẩm đã được sao đi chép lại nhiều lần, đã được các học giả tiếm bình, tăng bổ, tùng biên, trùng bổ, đã trở thành những bản thần tích của nhiều thần từ miền trung châu và nhất là đã cung cấp nhiều tài liệu cho lịch sử. Một tác phẩm như vậy là một tác phẩm đã có nhiều người đọc, có ảnh hưởng lớn và cần phải được chúng ta chú trọng đến hơn. Phần dẫn nhập này sẽ đề cập đến soạn niên của tác phẩm, tác giả và những bản chép tay, nội dung, giá trị và ảnh hưởng của Việt Điện U Linh Tập. 

Soạn niên của tác phẩm đã được ghi rõ ở cuối bài Tựa của Lý Tế Xuyên. Đó là năm Kỷ Tị, Khai Hựu nguyên niên, tức là năm 1329. Nhưng có nhiều học giả hoài nghi sự xác thực của soạn niên này cũng như họ đã không đồng ý mà cho rằng Lý Tế Xuyên là một nhân vật đời Trần. Ý kiến của các học giả ấy không phải là không có căn cứ lịch sử và bởi vậy chúng tội sẽ trình bày dưới đây hai quan niệm khác nhau về soạn niên của tác phẩm. 
***
Xét Tam Quốc Chí thì Vương họ Sĩ tên Nhiếp, người làng Quảng Tín 36,quận Thương Ngô ; tiên tổ người làng Vấn Dương nước Lỗ, chạy loạn sang ở đấy, sáu đời thì đến Vương.
Thân phụ của Vương tên là Tứ, thời vua Hoàn Đế nhà Hán, làm Thái thú37 quận Nhật Nam. Thiếu thời, Vương du học Kinh Sư (Kinh Sư có tên là Hán Kinh, tức nay là thành Long Biên)38 chuyên khảo Tả Thị Xuân Thu39, được cử là Hiếu Liêm40, được bổ Thượng Thư Lang, vì lỗi về công sự, bị miễn quan.
Sau khi mãn tang thân phụ, ông được cử là Mậu tài, được bổ Vu Dương Lệnh, thời vua Hiến Đế 41 nhà Hán, đổi làm Thái Thú Giao Châu ta42, thời Trương Tân đang làm Thứ sử.
Thời Hán mạt, tam hùng chia nước Tàu thành thế chân vạc, Vương được cai trị hai thành Luy Lâu và Quảng Tín. Sau khi Tân bị tướng giặc là Khu Cảnh sát hại, Lưu Biểu ở Kinh Châu43 khiến quan lệnh Linh Lăng là Lại Cung quyền nhiếp Thứ sử Giao Châu ta.
Vua Hiến Đế nghe tin mới ban cho Vương một bức tỉn thư rằng: “Giao Châu ở về tuyệt thực, nhã hóa thấm xa, sơn hà từ sao Dực sao Chẩn, thiên thư đã định phần, sơn xuyên nhiều thắng cảnh, Nam Bắc cách trở xa xôi, ơn trên không được tuyên dương, nghĩa dưới nhiều bề ủng tắc, ngu xuẩn thay tướng giặc44 dám lộng binh uy hy vọng mưu đồ chuyện kiểu hãnh, gia dĩ nghịch tặc Lưu Biểu dám khiến Lại Cung dòm ngó đất Nam, thật là một người tự bạo tự khí, chỉ muốn lạm dụng chức vụ để một mình ra oai, tội trạng như thế giấy chẳng chép xiết. Nay đặc ủy cho khanh làm chức Tuy Nam Trung Lang Tướng45, đổng đốc binh mã bảy quận, lĩnh chức Thái Thú Giao Châu, nhất thiết được tiện nghi hành sự, vụ được thanh bình, đuổi trộm cướp, tụ dân lành, chỉnh đốn biên trần cho thanh lặng, ban bố ơn khương thường cho rộng rãi, sự vụ trong ngoài, nhất thiết ủy cho khanh; khanh nên hết bổn phận mình, chớ bỏ lệnh Trẫm”.
Vương mới sai Trương Mân46 phụng cống đến Hán kinh. Bấy giờ đương lúc binh cách, thiên hạ tang loạn, đạo đồ du viễn, vãng phẫn gian lao, thế mà Vương không phế bỏ chức cống, kính giữ đạo tôi. Vua Hán lại hạ chiếu gia tưởng. Lời chiếu rằng:
“Giao Châu là đất văn hiến, núi sông vun đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất, mấy năm nhân họa chiến tranh, mục thú ít người xứng chức, nên chi phương xa không thấm nhuần được nhã hóa, nay đặc ủy cho Khanh được trọng nhậm, Khanh nên theo phong tục của học Triệu, họ Đỗ, lấy nhân ân mà mục dân, đừng phụ cái tài lương đống. Nay lại cho Khanh làm An Viễn Tướng Quân, phong Long Độ Đình Hầu”.
Sau này Thái thú Thương Ngô tên là Ngô Cự cùng với Lại Cung có hiềm khích. Cự cử binh đến đánh đuổi. Cung bại, chạy về Linh Lăng. Lúc bấy giờ Ngô Tôn Quyền sai Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu ta. Chất đến, Vương đốc suất anh em phụng thừa Tiết Độ. Vua Ngô phong cho Vương chức Tả tuớng quân. Ba con đương làm Trung Lang tướng, Vương khiến vào làm con tin ở nước Ngô, lại dụ dỗ kẻ thổ hào Ích Châu là Ung Khải đem dân trong quận phụ thuộc nhà Ngô; Ngô càng khen Vương, thăng Vệ Tướng quân, phong Long Biên Hầu Đệ Nhất Thiên Tướng Quân. Vương sai sứ đến nước Ngô đem cống các thứ tạp hương, vải tế cát, ngọc châu, đồi mồi, lưu ly, lông phi thúy, sừng tê giác, ngà voi, hoa quý, cỏ lạ, chuối, dừa, nhãn, năm nào cũng sang cống, mỗi lần đi cống thì chở ngựa vài trăm thớt. Ngô Vương muốn đáp lại lòng chân thành mới phong cho ba người em: Nhất làm Thái thú Hiệp Phố (nay là huyện Từ Liêm); Vỹ làm Thái thú quận Cửu Chân (nay là Thanh Hóa); Vũ lãnh Thái thú Nam Hải (nay là Quảng Châu).
Vương thể khí khoan hậu, khiêm hư đãi kẻ sĩ, bởi vậy, các nhà Nho đời Hán, tị loạn, chạy sang với Vương rất nhiều; người trong châu đều gọi là Vương. Lúc ấy Trần Quốc Huy47 đưa thư cho Thượng thư Lệnh Tuân Úc, đại khái nói rằng: “Sĩ Phu Quân ở Giao Châu, học vấn ưu bác, lại thạo về chính trị, xử trong lúc đại loạn mà bảo toàn được một phương, hơn hai mươi năm cương trường vô sự, dân không mất mùa, những người ky lữ đều nhờ được ân huệ, tuy Đậu Dung48 giữ Hà Tây cũng không hơn được; các em Vương đều hùng cứ mỗi người mỗi châu, ở ngoài vạn dặm, một châu yên lành, uy tôn của Vương không ai hơn được, mỗi khi ra vào, chuông khánh đều đánh, đủ cả uy nghi, kèn sáo, trống phách, xe ngựa đầy đường, người Hồ đi bên xe đốt hương; thường có hàng chục thê thiếp ngồi trong xe biền tri, theo sau là đòan kỵbinh của đệ tử; đương thời quý trọng, uy chấn vạn lý, Triệu Đà cũng chẳng hơn được vậy”.
Vương mất, thọ chín mươi tuổi, ở châu48 năm. Xét truyện Báo Cực chép rằng Vương khéo sự nhiếp dưỡng49, chết đã chôn dưới đất rồi, đến cuối đời Tấn50 là hơn một trăm sáu mươi năm, nước Lâm Ấp (ChiêmThành)51 vào đánh cướp, đào mộ Vương lên thì thấy thi thể y nguyên, diện mạo như khi sống, chúng cả sợ liền chôn lấp lại. Thổ nhân truyền lấy làm thần, lập miếu phụng tự, hiệu là Sĩ Vương Tiên.
Giữa niên hiệu Hàm Thông nhà Đường, Cao Biền phá Nam Chiếu, đi đến cõi ấy thì gặp một dị nhân diện mạo hòa nhã, bận nghê thường vũ y, đón đường cùng đi đến; Cao Biền mời vào trong màn nói chuyện thì nói toàn chuyện thời sự đời Tam Quốc. Sau khi từ biệt, Cao Biền đưa ra đến cửa hốt nhiên không thấy đâu. Cao Biền lấy làm lạ, hỏi người trong thôn. Thôn nhân chỉ mộ Sĩ Vương mà thưa. Biền than tiếc không kịp biết, rồi ngâm rằng:
Sau thưở Hoàng Sơ Ngụy
Cách đây năm trăm niên
Đường, Hàm Thông thứ tám,
Nay gặp Sĩ Vương tiên.
Thôn dân mỗi khi có việc gì, cầu đảo đều có linh ứng đến nay vẫn là phúc thần.
...
Mời các bạn đón đọc Việt Điện U Linh Tập của tác giả Lý Tế Xuyên.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000