DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Thương Nhớ Đồng Quê - Nguyễn Huy Thiệp

Tác giả Nguyễn Huy Thiệp
Bộ sách
Thể loại Truyện ngắn
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 8952
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Nguyễn Huy Thiệp Truyện ngắn Văn học Việt nam Văn học phương Đông
Nguồn
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY
Thương nhớ đồng quê – truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được viết vào năm 1992 và chuyển thể thành phim vài năm sau đó. Đúng như tên tác phẩm, bối cảnh của truyện là những hình ảnh bình dị, mộc mạc về làng quê trong suy nghĩ, trong tự sự của chàng trai 17 tuổi – Nhâm.

"Mãi đến tận mờ sáng tôi mới lần về đến rìa làng. Không khí rất sạch. Làng quê quen thuộc, yên tĩnh. Sau mưa, quang cảnh hiện lên vừa đỏm dáng, vừa tinh khiết"

"Nhìn phía trước chỉ thấy một vệt xanh nhô trên đồng vàng, xa mờ là vòng cung Đông Sơn. Ở đấy tôi có rất nhiều thương nhớ."
Không dừng lại ở việc "tả cảnh", tác giả còn đi sâu hơn vào đời sống của từng nhân vật, cuộc sống trên đồng quê với những con người đa hình, đa vẻ đã tô điểm thêm cho bức họa làng quê thêm đa sắc, đa màu, như chuyện của sư Thiều, chuyện của ông giáo Quỳ, chuyện của chú Phụng... chuyện của những lao động nghèo, bình dị tuy tư tưởng và lập trường hoàn toàn khác nhau.
Chuyện tuy có kết thúc buồn, mang cho độc giả một cảm giác miên man, nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa về cảnh – người – tâm tư của những con người nặng tình với làng quê.
***
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, quê quán: Thanh Trì, Hà Nội.

Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên ... Nông thôn và những người lao động vì thế để lại nhiều dấu ấn khá đậm nét trong nhiều sáng tác của ông. ``Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn

Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng giáo dục chủ yếu của ông ngoại, vốn là người am hiểu nho học và mẹ, vốn là người sùng đạo Phật. Năm 1960, ông cùng gia đình về quê quán và định cư ở xóm Cò, làng Khương Hạ

Nguyễn Huy Thiệp là một bông hoa nở muộn trên văn đàn. Vài truyện ngắn của ông xuất hiện lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1986. Chỉ một vài năm sau đó, cả làng văn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về các tác phẩm của ông. ``Có người lên án anh gay gắt, thậm chí coi văn chương của anh có những khuynh hướng thấp hèn. Người khác lại hết lời ca ngợi anh và cho rằnh anh có trách nhiệm cao với cuộc sống hiện nay (Lời cuối sách của NXB Đa Nguyên)

Sở trường của Nguyễn Huy Thiệp là truyện ngắn, có thể tạm được phân loại như sau:

Về lịch sử và văn học:
  • Kiếm Sắc, Vàng Lửa,
  • Phẩm Tiết, Nguyễn Thị Lộ,
  • Mưa Nhã Nam,
  • Chút Thoáng Xuân Hương ...

truyện ngắn mang hơi hướm huyền thoại hoặc "cổ tích":
về xã hội VN đương đại:
về đồng quê và những người dân lao động:
  • Thương Nhớ Đồng Quê,
  • Những Bài Học Nông Thôn,
  • Những Người Thợ Xẻ ...

Ngoài ra, Nguyễn Huy Thiệp còn viết nhiều kịch, tiêu biểu là Xuân Hồng, Còn Lại Tình Yêu, Gia Đình (hay Quỷ Ở Với Người, dựa theo truyện ngắn Không Có Vua), Nhà Tiên Tri, Hoa Sen Nở Ngày 29 Tháng 4 ...; và nhiều thơ (chưa xuất bản tập thơ nào, song thơ xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của ông).

Năm 1994, Nguyễn Huy Thiệp gác bút và xoay ra mở nhà hàng ở Hà Nội tên là Hoa Ban, rất ăn khách.
***
Tôi đạp phải ổ dế. Lấy cuốc bới ra, hàng nghìn con dế đất béo núc ních bò nhung nhúc. Mẹ tôi, chị Ngữ bỏ dỡ lạc bắt dế. Mẹ tôi xuýt xoa: "Ôi chao, phúc đức đầy nhà rồi các con ơi! " Chị Ngữ mừng: "Cả nhà tôi rồi giàu nhất làng!" Khoảng gần trưa, thấy ở đường Năm có đám đông kêu la khóc lóc đang chạy. Mẹ tôi tự dưng ngã chúi xuống ruộng, thất thanh gọi tôi: "Nhâm ơi Nhâm". Tôi và chị Ngữ sợ hãi, tưởng mẹ tôi trúng gió. Mẹ tôi mặt tái đi, tay giơ tới trước mặt như sờ nắn ai. Mẹ tôi gọi: "Nhâm ơi Nhâm. Sao em Minh con máu me đầy người thế này?" Chị Ngữ lay mẹ tôi: "U ơi u, sao u nói gở thế?"

Có mấy người từ đám đông trên đường Năm bỗng chạy tách ra, băng qua đồng. Có ai gào to thảm thiết: "Bà Hùng ơi (Hùng là tên bố tôi), mau ra mà nhận xác con đây này". Anh Ngọc tóc dựng ngược, cái anh nhà thơ mà tôi đã gặp ở ga chiều qua, chạy ở phía trước. Anh nói không ra hơi, tôi nghe loáng thoáng, chỉ biết rằng cái Minh em tôi và cái Mị con dì Lưu đèo nhau đi học về, qua ngã ba thì bị chiếc ô tô chở cột điện cán chết. Mẹ tôi lăn lộn giữa ruộng lạc đang dỡ nham nhở. Nhùng con dế đất bay quanh, bay một quãng lại bò, lại rúc đầu xuống bùn. Chị Ngừ đứng lặng, mắt ngơ ngẩn thất thần nhìn về dãy núi xa phía vòng cung Đông Sơn, tựa như không hiểu sao bỗng dưng trời cao phũ phàng đến thế?

Anh Ngọc, tôi và Quyên chạy ra đường. Nước mắt tôi giàn giụa. Cái Minh mới 13 tuổi. Cài Mị mới 13 tuổi. Tôi còn chưa kịp làm cho cái Mị cái lồng lấy ổi. Còn cái Minh em tôi, con bé rất thảo, nó suốt đời mặc quần áo vá, nó bao giờ cũng dành cho tôi những quà ngon nhất. Chiếc xe tải chở ba cây cột điện đổ nghiêng ở bên vệ đường. Người ra dùng kích để nâng bánh xe, tìm cách kéo xác cái Minh và cái Mị ra. Cái Minh nằm nghiêng, cái Mị nằm sấp, đè lên nhau.

Chiếc xe đạp rúm ró bên cạnh.
...
Mời các bạn đón đọc Thương Nhớ Đồng Quê của tác giả Nguyễn Huy Thiệp.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000