DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Người Chưa Bao Giờ Thấy Biển - Jean-Marie Gustave Le Clézio

Tác giả Jean-Marie Gustave Le Clézio
Bộ sách
Thể loại Tiểu thuyết
Tình trạng Hoàn Thành
Định dạng eBook prc pdf epub azw3
Lượt xem 4065
Từ khóa eBook prc pdf epub azw3 full Jean-Marie Gustave Le Clézio Tiểu thuyết Lãng mạn Văn học Pháp Văn học phương Tây
Nguồn BookaholicClub.com
akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY
Daniel hầu như ko nói chuyện với ai và cũng ko có bạn bè. Người ta thấy nó thường mơ mộng với đôi mắt mở to. Nó có dáng vẻ như đến từ nơi khác. Đáng lẽ nên gọi nó là thuyền trưởng Sinbad, bởi nó đọc nhiều những chuyện phiêu lưu ấy, và đó là cuốn sách duy nhất nó thuộc nằm lòng: mắt nó sáng rỡ chỉ khi nói chuyện về biển cả và việc du hành. Nhưng, nó chưa bao giờ nhìn thấy biển. Rồi một ngày tháng mười một, chẳng bảo ai, nó ra đi và không bao giờ trở lại…
***
Jean-Marie Gustave Le Clézio, một trong những nhà văn lọt vào danh sách để xét giải Nobel văn học năm 1999, đã thành danh từ khá sớm. Những năm 60 của văn học Pháp là những năm khó khăn với các cuộc tìm tòi thí nghiệm, những quan niệm mới và những khuynh hướng mới. Chính vào thời kỳ ấy, cụ thể là vào năm 1963, “một chàng trai trẻ, cao lớn, đẹp trai, có mái tóc vàng”, ít nói, đã "trình làng" với cuốn tiểu thuyết Biên bản (Le Procès - verbal), in tại Gallimard, một nhà xuất bản lớn hàng đầu, có uy tín ở Pháp. Cuốn tiểu thuyết lập tức thu hút sự chú ý của bạn đọc cũng như giới phê bình không những vì nó đoạt giải thưởng Renaudot, mà chủ yếu vì nó đã đặt ra nhiều vấn đề lý thú cho thể loại tiểu thuyết dường như đang ngắc ngoải. Thế là, mặc dầu anh còn quá trẻ (23 tuổi) để thành tên tuổi, người ta vẫn cứ “xếp hạng” và anh “có chỗ” trong làng văn Pháp đương đại đang khá là nhốn nháo. Tính đến nay, cầm bút được hơn 30 năm, Le Clézio đã có 47 đầu sách gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận và dịch thuật, trong đó có 4 cuốn viết chung. Ðó là chưa kể đến rất nhiều bài viết ông đăng trên các tạp chí, các báo... và hoạt động giảng dạy của ông ở các trường đại học tại Pháp, Mỹ, Mexique, Thái Lan.
 
Bảo vệ xuất sắc khoá luận cao học về H.Michaux vào năm 1964, sau đó Le Clézio bảo vệ luận án tiến sĩ về Lautréamont. Le Clézio và những tác phẩm của ông đã là đề tài nghiên cứu của 21 cuốn sách và 29 luận án cao học và tiến sĩ (riêng ở Nice, thành phố quê hương ông có 7 luận án). Năm ông 49 tuổi (1989) tạp chí Sud đã ra số chuyên san về sự nghiệp sáng tác của ông. Năm 1994, tạp chí Lire mở cuộc điều tra xã hội học với câu hỏi “Ai là nhà văn Pháp ngữ lớn nhất trong số hiện đang còn sống?” đã có 13% độc giả trả lời đó là Le Clézio.
 
Cùng một số nhà văn khác, Le Clézio đã làm cho bức tranh toàn cảnh của văn học Pháp thế kỷ XX đỡ màu ảm đạm: “Suốt cả thế kỷ, người ta nói đến “cái chết của văn học”, bị giết bởi báo chí, điện ảnh, truyền hình, những trò giải trí đại chúng v.v… Vậy mà, nó không chết. Người ta viết và công bố nhiều hơn. Thành công của những tác phẩm cách tân, những tác phẩm hay và có giá trị (chúng đa dạng biết bao) của Claude Simon hay Marguerite Duras, của Jean-Marie Gustave Le Clézio hay Georges Perec đã làm cho chúng ta trở nên lạc quan”.
 
Thói quen của các ngòi bút phê bình nghiên cứu hay dẫn chúng ta đến việc “xếp loại” “sắp đặt” các nhà văn ngồi chỗ này, chỗ kia... hoặc thuộc trường phái này, khuynh hướng nọ... Đối với Le Clézio và các sáng tác của ông, việc này quả là không dễ dàng (có thể nói là không thể). Bởi vì, hình như ông thuộc về nhiều trường phái và hình như cũng chẳng thuộc về khuynh hướng nào cả.
 
Cuốn tiếu thuyết đầu tay xuất hiện khi ông còn rất trẻ đã khiến người ta xếp ông vào “chủ nghĩa hiện thực mới”. Có lẽ đó là một cách nói để làm rõ vấn đề và để đối sánh với các khuynh hướng “Tiểu thuyết Mới” “Phê bình mới” đang rất rầm rộ lúc đương thời. Vậy thì “Chủ nghĩa hiện thực mới” của Le Clézio không phải như chủ nghĩa hiện thực thời Balzac. Muốn hiểu cho rõ ngọn ngành vấn đề này, ta không thể nói trong phạm vi một hoặc vài trang giấy. Để tham khảo, chúng tôi chỉ xin nêu ở đây ý kiến của các tác giả trong cuốn Văn học Pháp từ 1945 đến 1968. Khi viết về Le Clézio họ đã dùng một cái tít lạ thường “Cách viết địa chấn học” (Une écriture sismographique). Đó là cách viết tuân theo quy luật tự nhiên, ghi theo kiểu máy đo độ rung của trái đất, ghi lại “những độ rung nhỏ nhất của những điều nhạy cảm, đem lại sự sống náo nhiệt của thế giới”. Bởi vì theo Le Clézio, thế giới vô cũng sống động. Trong tiểu luận Thế giới sống động ông đã viết: “Đây chính là điều cần phải làm: đi về nông thôn, như một họa sĩ đi vào ngày chủ nhật, cùng với một tờ giấy lớn và bút chì. Hãy chọn một nơi thanh vắng, một thung lũng xung quanh là đồi núi, ngồi trên mỏm đá và ngắm nhìn thật lâu xung quanh mình. Và rồi, khi đã nhìn thật kỹ, cầm lấy giấy, và miêu tả bằng chữ những gì ta đã thấy”. Đó là đoạn mở đầu tác phẩm. Đọc tiếp những câu cuối, ta có cảm giác như là “nghệ thuật thơ ca” của Le Clézio, một quan niệm thật giản dị: “Đó. Thế giới sống động như thế, trong những tiếng động nhỏ xíu, những cú trượt, tiếng rả rích của dòng nước. Trong những lùm cây, trong hang động, trong đám cây cối chằng chịt, rối rắm, thế giới hát ca, cùng ánh sáng hoặc bóng tối, nó sống một cuộc sống nổ tung, không ngừng nghỉ, đầy tai biến và chết chóc. Cần phải sống cùng nó, như thế, hàng ngày, nằm áp má xuống đất, tai nghe ngóng, sẵn sàng lắng nghe tất cả những tiếng ồn ào và tất cả những tiếng thì thầm. Dây thần kinh cắm sâu vào đất như rễ cây và tự nuôi dưỡng bằng sức mạnh quật khởi khó mà hiểu nổi; cần phải uống thật lâu ở suối nguồn của sự sống và cái chết, rồi sẽ trở thành vô địch không ai thắng nổi”.
 
Xét về mặt nội dung các tiểu thuyết của Le Clézio đều có thể kể được, có nhân vật, cùng với các “phụ tùng” của nó: Adam Polo trong cuốn Biên bản (1963), Franois Besson trong Cơn hồng thủy (Le déluge, 1966), cô gái Lalla trong tiểu thuyết Sa mạc (Désert, 1980), tác phẩm đoạt Giải Lớn Paul Morand, Alexis trong Người tìm vàng (Le chercheur d'or, 1997) v.v... Có vẻ như những lời tuyên ngôn hùng hồn của N. Sarraute trong tác phẩm nổi tiếng Thời đại hoài nghi cùng các quan điểm cách tân táo bạo của Tiểu thuyết Mới hầu như chẳng thấy có khúc xạ nào qua sáng tác của Le Clézio.
 
Chính bản thân ông từng kể lại: “Khi tôi đưa bản thảo tiểu thuyết đầu tay của tôi đến Nhà xuất bản Gallimard, tôi đã nói rõ rằng tôi không có quan hệ gì với Tiểu thuyết Mới”. Thế nhưng, không phải hoàn toàn không có những điểm tương đồng nào đó giữa ông và các nhà Tiểu thuyết Mới. Thậm chí người ta còn tìm thấy sự tiếp nhận những tư tưởng từ Roland Barthes trong Lời tựa cho cuốn sách thứ hai của ông có tên là Cơn Sốt.
 
Trong một cuộc phỏng vấn P.Lhoste có nói với Le Clézio về những từ được lặp đi lặp lại trong các tác phẩm của ông. Nhà văn đồng ý với nhận định đó và cho rằng đó “là những điểm mốc” để có thể khẳng định là mỗi người đều có một “huyền thoại cá nhân” (mythologie personelle). Ðề cập đến vấn đề này có thể Le Clézio có liên hệ gì đó với khái “huyền thoại cá nhân” (mythe personnel) của Ch.Mauron, nhà phê bình phân tâm học đã nhấn mạnh đến việc nghiên cứu quá trình vô thức trong sáng tạo của nhà văn.
 
Cũng trong cuộc nói chuyện ấy, Le Clézio đã gợi lên sự hàn gắn giữa nhà văn và thầy phù thủy. Cả hai đều có một “thao tác ma thuật”, có một “mã” (code) và những ký hiệu để “hành nghề”, tất nhiên là những ký hiệu khác nhau, thầy phù thuỷ với những ký hiệu của cây lá, của rắn... nhà văn với “những ký hiệu chính xác của từ ngữ gắn bó với các hình ảnh đặc biệt sẽ cho phép độc giả thực hiện thao tác có tính chuyển đổi thành một hiện thực khác, cao hơn”. Nghe đến những “ký hiệu”, đến “mã”, chúng ta có cảm giác như lại sắp bước sang một lĩnh vực khác…
 
Là một người đọc rất nhiều, ngay từ đầu Le Clézio đã quan tâm đến những vấn đề thuộc lý luận văn học. Ở Lời tựa với hình thức như một bức thư nho nhỏ gửi đến bạn đọc trong tiểu thuyết Biên bản, nhà văn đã dành nhiều dòng cho độc giả, một nhân tố tạo thành quan trọng được chú ý đặc biệt ở văn học thế kỷ XX với tư cách là người tiếp nhận. Ngay cách viết Lời tựa với hình thức hoàn toàn như một bức thư gửi đến bạn đọc có lẽ cũng là một cách để nói rõ thêm quan điểm này của nhà văn.
 
Như vậy có thể thấy một quan niệm mở của Le Clézio, chấp nhận cùng lúc mọi lối biểu hiện của thực tiễn sáng tác văn học đa dạng và phong phú. Đó là xét về mặt lý luận, còn trong sáng tác, nhà văn đã thể hiện điều đó, trước hết trong tiểu thuyết. Về mặt hình thức được trình bày trên trang giấy, bản thân các tiểu thuyết của ông không phải toàn các con chữ bình thường theo lối viết xưa nay. Văn bản được gài xen vào đủ thứ: từ các bức họa, các công thức toán, lý, hoá, các con số, các đoạn thơ, nhật ký, các mẩu quảng cáo, các mẩu báo chí (có khi được in ở giữa những trang đầu hoặc cuối), có cả những đoạn chữ bị xóa vẫn còn nguyên dấu gạch chéo X… Với cách đó, dường như ông đã thu hẹp lại khoảng cách giữa hư cấu và hiện thực. Hiện thực tràn vào trang giấy bằng của bản thân nó, chứ không phải bởi uy quyền tối cao và độc đoán của nhà văn. Các sáng tác của Clézio vào những năm đầu thể hiện rõ điều này; Biên bản (1963), Cơn hồng thủy (1966), Những người khổng lồ (Les géants, 1973)... Thậm chí có những đoạn tác giả còn để nguyên tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc xen lẫn giữa toàn bộ văn bản bằng tiếng Pháp. Những tiếng vọng đến từ xa được thể hiện thành nhiều con chữ trên mặt giấy: i i i i i i i i i i i…, woou woou woou…, hom! hom!, hom!, hom!, hom!, v.v…
 
Ðọc tiểu thuyết của Le Clézio chúng ta thấy ông một mặt vẫn ràng buộc với tiểu thuyết truyền thống qua những đặc điểm cơ bản nhất, mặt khác, ông đã tạo ra một lối của riêng mình. Điều đó được thể hiện không chỉ ở việc làm “vỡ tung" văn bản, thay đổi hình thức trình bày của nó, mà chủ yếu là “việc xâm nhập các thể loại trong tác phẩm” của ông, Trong tiểu thuyết của ông có cả thơ, có tiểu luận, có sử thi, huyền thoại cả cổ tích.
...
Mời các bạn đón đọc Người Chưa Bao Giờ Thấy Biển của tác giả Jean-Marie Gustave Le Clézio.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000