DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

akishop
Ủng hộ để truy cập kho ebook Google drive TẠI ĐÂY
"Chín mươi ba" lấy bối cảnh một cuộc chiến khốc liệt, tàn bạo song vẫn toát lên vẻ đẹp của sự lương thiện, lòng nhân ái. 

Tác phẩm cuối cùng của Victor Hugo vừa được phát hành tại Việt Nam qua bản dịch của nhà văn Châu Diên. Đây không phải là lần đầu tiên Chín mươi ba đến với độc giả Việt. Tiểu thuyết lịch sử này từng được Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 1983 qua bản dịch của Châu Diên, Lê Hiểu, Trần Huy Đông.

Chuyện xảy ra vào năm 1793, năm cao trào của cuộc Cách mạng tư sản Pháp. Sau khi vua Louis XVI bị chính quyền cộng hòa chém đầu, châu Âu đã liên minh lại để chống nền cộng hòa non trẻ bằng cách gửi quân đội tới Pháp. Một nhóm bảo hoàng liên minh dưới sự chỉ huy của hầu tước sắt đá Lantenac đã vào bờ biển Pháp và bắt đầu tạo các hoạt động phản cách mạng uy hiếp nền cộng hòa. Từ Paris, chính quyền cộng hòa cử Cimourdain, một nhà cách mạng vốn từng là linh mục tới bắt Lantenac.

Trong lúc này, ở Brittany, quân cộng hòa dưới sự chỉ huy của Gauvain, một người cách mạng trẻ đầy nhiệt huyết, vừa là cháu của Lantenac, vừa là học trò và gần như là con nuôi của Cimourdain đã dồn được Lantenac vào lâu đài. Lantenac mở đường máu thoát khỏi đây, nhưng vì tiếng khóc của một người mẹ, ông quay lại lâu đài cứu ba đứa trẻ. Vì thế Lantenac chạm mặt quân cách mạng. Cảm kích trước hành động của Lantenac, Gauvain tới thăm ông trong tù và thả ông đi. Cimourdain dù rất đau lòng với việc làm của người học trò yêu của mình, vẫn phải kết tội phản quốc, và thi hành án tử hình dành cho Gauvain. 

Khi Cimourdain ra lệnh cho đao phủ chặt đầu Gauvain cũng là lúc người ta nghe thấy một tiếng nổ. Thì ra, Cimourdain vừa rút súng, bắn viên đạn xuyên trái tim mình đúng lúc đầu Gauvain rơi xuống. Cuốn tiểu thuyết khép lại với hình ảnh bi thảm: "Và đôi linh hồn đồng điệu đau thương ấy cùng cất cánh bay, bóng đen của linh hồn này hòa trong ánh sáng của linh hồn kia". 

Là người lựa chọn cuốn sách đưa vào tủ sách Cánh cửa mở rộng, nhà văn Phan Việt nhận xét về tiểu thuyết: "Bình luận về ý nghĩa của Chín mươi ba và ca ngợi nhà văn Victor Hugo là thừa. Từ góc độ thưởng thức tác phẩm, cuốn sách này - cũng như mọi cuốn sách của Hugo - là một đại tiệc ngồn ngộn kiến thức và cảm xúc". Phan Việt cho biết chị đã đọc Chín mươi ba từ năm 14 tuổi, và cuốn tiểu thuyết đã lay động Phan Việt bởi nó chứa đựng niềm tin sâu sắc vào sự chiến thắng của tình người, của độ lượng và khoan dung trước bạo lực, hắc ám. Theo Phan Việt, Những người khốn khổ là tác phẩm lớn nhất, nổi tiếng nhất của Victor Hugo, nhưng Chín mươi ba thể hiện đầy đủ hơn con người đại văn hào. Là một nhà chính trị, nhà triết học, nhà cách mạng, nhưng trước hết, Hugo là một nhà văn, bản chất của ông là một người hiền, muốn thay đổi xã hội bằng con đường nhân văn.

Chín mươi ba có tầm vóc của một tiểu thuyết lịch sử hùng tráng, nhưng thực ra lại là một tiểu thuyết lãng mạn đậm chất Victor Hugo, nơi tính nhân văn vẫn là trọng tâm, là thông điệp ông tha thiết muốn gửi gắm tới nhân loại. Khi Gauvain, chỉ còn sống được vài khắc, anh đã vẽ lên một bức tranh tươi đẹp của tương lai. Lời của Gauvain cũng là điều mà tác phẩm hướng đến: "Xã hội tức là thiên nhiên vĩ đại hơn. Tôi muốn những cái còn thiếu ở tổ ong, tổ kiến; tôi muốn đền đài, nghệ thuật, thơ ca, anh hùng, thiên tài. Mang gánh nặng đời đời không phải là quy luật của kiếp người. Không, không, không, tôi muốn không còn cùng khổ, không còn nô lệ, không còn khổ sai, không còn đày đọa! Tôi muốn rằng mỗi một đặc trưng của con người là một tượng trưng của văn minh, một mẫu mực của tiến bộ; tôi muốn tư tưởng tự do, tình cảm bình đẳng, tâm hồn bác ái. Không còn gông cùm! Con người sinh ra không phải để kéo lê xiềng xích mà để mở rộng đôi cánh...".
***
CÁNH CỬA MỞ RỘNG
 
Tủ sách hợp tác giữa
nhà toán học Ngô Bảo Châu,
nhà văn Phan Việt
với Nhà xuất bản Trẻ
 
Tủ sách CÁNH CỬA MỞ RỘNG được thực hiện nhằm mục đích giới thiệu những đầu sách có giá trị của thế giới và trong nước đến bạn đọc Việt Nam, đặc biệt là bạn đọc trẻ, góp phần thúc đẩy việc đọc sách, tinh thần hiếu học, coi trọng tri thức và những giá trị sống. Các tựa sách trong tủ do nhà toán học Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt tuyển chọn và giới thiệu.

Tủ sách được phân thành ba mảng: văn học, khoa học xã hội – kinh tế, và khoa học tự nhiên; trước mắt cấu tạo tủ sách gồm 80% các sách có khả năng tiếp cận đông đảo bạn đọc và 20% cho các sách chuyên ngành.
***
Victor Hugo là niềm tự hào của nhân dân Pháp và của toàn thế giới. Victor Hugo tên đầy đủ là Victor Hugo, sinh ngày 26 tháng 02 năm 1802 ở Bơzăngxông, mất ngầy 22 tháng 05 năm 1885. Vốn là con của một người thợ mộc, nhưng ông Joseph đã phục vụ quân đội Pháp trong thời kỳ Cách Mạng và lên tới cấp bậc thiếu tá, rồi về sau do lòng dũng cảm và công trạng chiến trường, trở thành một vị tướng trong đội quân của Napoléon. Mẹ ông sinh trưởng trong một gia đình quân chủ và ngoa đạo. Do hoàn cảnh gia đình mà Hugo chịu ảnh hưởng tư tưởng khá sâu nặng từ mẹ, tác động rất lớn sự hình thành các quan điểm của ông thời trẻ. 

Cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông bao chùm thế kỷ XIX ở Pháp. Ông ra đời khi thế kỷ đó mới chớm nở được già một năm trên đống gạch vụn hoang tàn của chế độ phong kiến vừa sụp đổ chưa được bao lâu. Ông mất vào khoảng giai đoạn cuối thế kỷ, lúc phong trào cộng sản thế giới đang chuyển qua thời kỳ đấu tranh mới hết sức quyết liệt. Ông đã chứng kiến cơn bão táp của lịch sử và nó được phản ánh trong các tác phẩm của ông.
Nếu như “Letônxtôi được coi là tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”(V.I.Lênin) thì Victor Huygô cũng được coi là tầm gương phản chiếu của cách mạng Pháp. Victor Hugo là nhà văn, nhà thơ lớn của nước Pháp. Sự rộng lượng trong các tư tưởng của ông, sự ân cần trong cách diễn tả đã làm rung động tâm hồn người đọc bởi vì ông là nhà thơ của người bình dân, đã viết ra văn, làm ra thơ với đặc tính giản dị nhưng bao hàm bên trong sức mạnh, đề cập cả về niềm vui lẫn nỗi buồn của nhiều người. Khi được hỏi ai là nhà thơ lớn nhất của nước Pháp, Văn Hào André Gide đã trả lời: "Vẫn là Victor Hugo". Victor Hugo có thể bị chỉ trích về sự nông cạn của tâm hồn tác giả và sự tầm thường của các nhân vật trong chuyện, nhưng tầm vóc tài năng của ông về văn chương, bao gồm cả kịch nghệ và thơ phú, thật là bao la, không có ai sánh kịp trong lịch sử văn học kể từ thời Shakespeare và Goethe. Mặc dù không phải là nhà tư tưởng sâu sắc, Victor Hugo vẫn là nhà văn chân thành, hiến mình cho "Chân, Thiện, Mỹ" và ông là văn hào được dân chúng Pháp yêu chuộng nhất. 

“Những người khốn khổ” là tác phẩm xuất sắc nhất của Victor Hugo. Nhà văn hoàn thành bộ tiểu thuyết ấy ở đảo GheTác-nơ-đây. Trong thời gian sống lưu vọng. Tuy nhiên tác phẩm này đã được ấp ủ từ lâu. Chính vì vậy mà: “Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ XIX”. “Những người khốn khổ” ghi lại dấu mốc đáng kể trên con đường phát triển mạnh mẽ của loại tiểu thuyết xã hội Pháp. Đây được coi là tác phẩm chan chứa tình lãng mạng. Tác phẩm này là đỉnh cao nghệ thuật văn xuôi, tác phẩm đã kết tinh nhất thiên tài của văn chương thế giới.
***

Được giới thiệu Victor Hugo với bạn đọc Việt Nam lần này - và lại bằng Chín Mươi Ba - mang lại cho tôi một cảm giác đặc biệt. Nó làm tôi nghĩ lại sự rúng động khi lần đầu đọc Hugo lúc khoảng mười bốn tuổi, và cũng là Chín Mươi Ba. Sau một thời gian nghiến ngấu tiểu thuyết cổ điển Anh và tiểu thuyết lễ giáo Tàu mà tôi tuy rất thích nhưng luôn có cảm giác thế giới của chúng có phần chật chội, thì Hugo giống như một tia chớp sáng lòa, làm hiện ra một chân trời phóng khoáng. Nhờ cái tia chớp ấy, đứa trẻ mười bốn tuổi là tôi bắt đầu lờ mờ hình dung về một xã hội “tự do, bình đẳng, bác ái” và một cuộc đời “tự do, bình đẳng, bác ái” dù lúc đó kiến thức lịch sử - xã hội của tôi hết sức hạn hẹp. Hình dung mơ hồ ấy trở thành động lực - dù lúc đầu chỉ là một thứ động lực dạng linh cảm - cho hầu hết những điều tôi làm, từ du học, viết sách, dịch sách, dạy học… Cho đến giờ, hình dung ấy chưa bao giờ tắt. Có thể nói, chính Hugo chứ không phải ai khác dạy tôi trở thành một người có lý tưởng (idealist) - không phải theo nghĩa chính trị của từ này mà theo nghĩa không từ bỏ việc theo đuổi một phiên bản cuộc sống đẹp nhất cho mình và cho mọi người, kể cả khi người khác cho là huyễn hoặc. Bây giờ, đã lớn hơn, tôi nhận ra đấy là điều quý giá nhất mà một con người có thể khơi gợi trong một người khác. Hugo khẳng định: bất hạnh lớn nhất của con người - của từng cá thể cũng như của một xã hội - là không tin vào hình dung kia và không phấn đấu biến nó thành hiện thực.

Nhưng để nói tới sự rúng động ấy - mà tôi hy vọng bạn đọc, nhất là các bạn đọc trẻ có thể cũng sẽ cảm thấy qua cuốn sách này - thì cần phải tóm tắt một chút về Chín Mươi Ba. Ra đời năm 1874, Chín Mươi Ba là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Victor Hugo, đại diện xuất sắc nhất và vĩ đại nhất của văn học lãng mạn. Chín Mươi Ba kể một câu chuyện xảy ra vào năm 1793, năm cao trào và đẫm máu của Cách mạng tư sản Pháp, cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử loài người, với mục đích xóa bỏ chế độ vua chúa tập quyền để thiết lập một nền cộng hòa dân chủ. Sau khi vua Louis XVI bị chính quyền cộng hòa chém đầu, châu Âu già cỗi nhưng có chung quyền lợi trong sự tồn tại của chế độ quân chủ đã liên minh lại để chống nền cộng hòa non trẻ bằng cách gửi quân đội tới Pháp. Một nhóm bảo hoàng liên minh dưới sự chỉ huy của hầu tước sắt đá Lantenac đã vào bờ biển Pháp và bắt đầu tạo các hoạt động phản cách mạng uy hiếp nền cộng hòa. Từ Paris, chính quyền cộng hòa cử Cimourdain, một nhà cách mạng già vốn từng là linh mục tới bắt Lantenac.

Trong lúc này, ở Brittany, quân cộng hòa dưới sự chỉ huy của Gauvain, một người cách mạng trẻ đầy nhiệt huyết, vừa là cháu của Lantenac lại vừa từng là học trò và gần như con nuôi của Cimourdain, đã dồn được Lantenac vào một lâu đài. Bị tấn công dữ dội, Lantenac mở đường máu thoát khỏi lâu đài, nhưng vì tiếng khóc của một người mẹ, ông ta quay lại lâu đài cứu ba đứa trẻ; do đó mà rơi vào tay quân cách mạng. Cảm kích trước hành động của Lantenac, Gauvain đã tới thăm ông ta trong tù rồi thả ông ta đi. Rất đau lòng nhưng Cimourdain phải kết tội Gauvain phản quốc, với bản án tử hình. Cuốn sách kết thúc ở cảnh Cimourdain ra lệnh đao phủ chặt đầu Gauvain để bảo vệ sự nghiêm minh của cách mạng và nền cộng hòa; nhưng vào giây phút đầu Gauvain rơi xuống thì “…người ta nghe thấy một tiếng nổ khác. Cimourdain vừa rút một trong hai khẩu súng vẫn đeo bên thắt lưng, và đúng vào lúc đầu Gauvain lăn vào hòm thì ông cũng tự bắn một viên đạn xuyên tim. Máu trào ra nơi miệng, ông ngã ra chết. Và đôi linh hồn đồng điệu đau thương ấy cùng cất cánh bay, bóng đen của linh hồn này hòa trong ánh sáng của linh hồn kia”.

Hai mươi năm trước, đọc đến đây, tôi đã chảy nước mắt.

Bây giờ cũng vậy.

Bình luận về ý nghĩa tiểu thuyết Chín Mươi Ba và ca ngợi văn của Hugo là thừa. Từ góc độ thưởng thức tác phẩm, cuốn sách này - cũng như mọi cuốn sách của Hugo - là một đại tiệc ngồn ngộn kiến thức và cảm xúc. Nhưng tôi chỉ xin nói điều lớn nhất khiến Hugo đã và vẫn còn lay động tôi: đó là niềm tin sâu sắc vào sự chiến thắng của tình người, của độ lượng và khoan dung trước bạo lực, hắc ám. Đây không phải một niềm tin ngây thơ (hơn bất cứ ai, Hugo nói với ta: đừng sợ bị coi là ngây thơ, đừng dại dột đánh đổi nó lấy sự thực dụng của người đời). Đây là một niềm tin đã qua thử thách; nó đến từ sự thấu hiểu rằng: trong một thời điểm nhất định, con người có thể bị sợ hãi hay tham lam chi phối mà chà đạp lên tình người nhưng khi dùng thứ công lý trường tồn mà phán xét thì tình người luôn chiến thắng và là vũ khí mạnh nhất của con người. Hugo nói: nếu đã sống, đã viết, đã làm bất cứ điều gì, thì phải làm trong hình dung về cái trường tồn, dùng cái trường tồn kia làm động lực.

Mặc dù Những Người Khốn Khổ là tác phẩm lớn nhất và nổi tiếng nhất của Hugo, với cá nhân tôi, Chín Mươi Ba thể hiện một Hugo hoàn chỉnh hơn. Là một nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà triết học, nhưng trước hết và trên hết là một nhà văn, Hugo bản chất là một người hiền, muốn thay đổi xã hội bằng con đường nhân văn, thông qua giáo dục, nghệ thuật, tôn giáo, v.v. thay vì thông qua bạo lực, đổ máu. Ta thấy rất rõ điều này ở Những Người Khốn Khổ và các tác phẩm trước đó. Nhưng Chín Mươi Ba có sự quyết liệt mới. Ở cuốn sách này, Hugo khẳng định: đôi khi cần phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực cách mạng. Điều phải làm thì phải làm, mà cái chân - thiện - mỹ không suy giảm.

Đây là những lời của Gauvain về một xã hội anh muốn thấy và cũng là của Hugo:

Xã hội tức là thiên nhiên được vĩ đại hơn. Tôi muốn những cái còn thiếu ở tổ ong, tổ kiến; tôi muốn đền đài, nghệ thuật, thơ ca, anh hùng, thiên tài. Mang gánh nặng đời đời không phải là qui luật của kiếp người. Không, không, không, tôi muốn không còn cùng khổ, không còn nô lệ, không còn khổ sai, không còn đày đọa! Tôi muốn rằng mỗi một đặc trưng của con người là một tượng trưng của văn minh, một mẫu mực của tiến bộ; tôi muốn tư tưởng tự do, tình cảm bình đẳng, tâm hồn bác ái. Không còn gông cùm! Con người sinh ra không phải để kéo lê xiềng xích mà để mở rộng đôi cánh…

Tôi hy vọng bạn sẽ đọc Chín Mươi Ba, sẽ tin những điều trên, và sẽ bắt đầu đặt chân - nếu như bạn chưa đặt chân - lên con đường hiện thực hóa xã hội mà ở đó bạn và những người quanh bạn đều có “tư tưởng tự do, tình cảm bình đẳng, tâm hồn bác ái”.

Trân trọng giới thiệu tiểu thuyết Chín Mươi Ba của Victor Hugo, qua bản dịch của dịch giả Châu Diên.

Mời các bạn đón đọc Chín Mươi Ba của tác giả Victor Hugo.

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000