DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

11 Lý do Vì sao Các tác giả người Anh lại viết truyện thiếu nhi tuyệt vời đến thế

Nếu Harry Potter và Huckleberry Finn là những đại diện lần lượt của nền văn học thiếu nhi ở Anh và Mỹ, sự tò mò sẽ trỗi dậy trong bạn: Cuộc chiến tay đôi hòng chiếm lĩnh tâm hồn và trí óc của bọn trẻ...

 

11 lý do vì sao tác giả người Anh lại viết truyện thiếu nhi tuyệt vời đến thế.

 

Nếu Harry Potter và Huckleberry Finn là những đại diện lần lượt của nền văn học thiếu nhi ở Anh và Mỹ, sự tò mò sẽ trỗi dậy trong bạn: Cuộc chiến tay đôi hòng chiếm lĩnh tâm hồn và trí óc của bọn trẻ, một bên là chàng phù thủy tập sự trong ngôi trường nội trú ở vùng cao nguyên Scotland, một bên là chàng trai chân đất sống trôi dạt về vùng Misisssippi, bị vây quanh bởi những gã nghệ sĩ lừa lọc, những kẻ săn nô lệ, và bọn trộm cướp. Một bên là chiến đấu với cái ác bằng cây đũa phép, một bên là muốn cải hóa lại xã hội xấu xa. Cả hai cậu bé mồ côi đều đã chiếm trọn thế giới văn học tiếng Anh của bọn trẻ, thế nhưng thế giới bên trong những câu truyện ấy lại được gợi mở theo cách rất khác nhau.

Phiên chuyển thể Biên niên sử Narnia: Phần 1 (The Lion, the Witch, and the Wardrobe)

1. Độc giả nhí Anh say mê những cuộc phiêu lưu kỳ bí

Không cần bàn cãi, các hòn đảo nhỏ ở Anh đều là những cường quốc về tiêu thụ sách văn học thiếu nhi: The Wind of Willows (Gió qua rặng liễu)Alice in Wonderland (Alice ở xứ thần tiên), Winnie-the-Pooh (Chú gấu Winnie)Peter PanThe Hobbit (Người Hobbit)James and Giant Peach (Cậu bé mồ côi và trái đào khổng lồ)Harry Potter, và The Lion, the Witch and the Wardrobe (Sư tử, phù thủy và cái tủ áo). Điều đáng nói là, tất cả chúng đều thuộc thể loại giả tưởng.

Trong khi đó, Mỹ cũng là một tay chơi lớn trong vùng đất văn học cổ điển, nhưng thể loại pháp thuật lại ít hơn hẳn. Những tác phẩm như Little House in the Big Woods (Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên)The Call of the Wild (Tiếng gọi nơi hoang dã)Charlotter’s Web (Mạng nhện của Charlotter)The Yearling (Con nai tơ)Little Women (Những phụ nữ nhỏ bé), và The Adventures of Tom Sawyer (Cuộc phiêu lưu cua Tom Sawyer) là những đại diện đáng chú ý cho thể loại hiện thực khắc họa cuộc sống thường nhật ở những thị trấn hay những miền thôn quê dọc theo vùng biên giới đang ngày càng mở rộng.

2. Văn học Anh có cả một kho tàng của trí tượng tượng vô vận

Nếu trẻ con nước Anh thích tụ tập quanh đốm lửa lò bếp để nghe về những thanh gươm ma thuật hay những chú gấu biết nói, thì bọn nhóc ở Mỹ lại thích gối đầu lên đùi mẹ nghe mẹ chúng kể về những câu truyện cổ tích được lồng vào thêm vài thông điệp đạo đức về thế giới nơi mà cuộc sống vẫn còn bao cơ cực, những lời răng dạy, hay những luân lý của Đức Chúa Trời. Mỗi phong cách đều có ưu điểm riêng của mình, nhưng rõ ràng người Anh có cả một kho tàng những câu truyện đưa trí tưởng tượng của bọn trẻ bay cao hơn.

3. Gắn liền với Văn học và Văn hóa

Mọi thứ đều quy về nền di sản văn hóa riêng biệt của mỗi quốc gia.  Nhưng riêng nước Anh mà nói, họ luôn gắn những câu truyện của mình với các loại hình văn hóa dân gian ngoại đạo, theo như lời của Maria Tatar, một giáo sư thuộc lĩnh vực văn học thiếu nhi và văn học dân gian ở Đại học Harvard. Sau tất cả đó, chúng ta có những câu truyện cổ về vị vua trẻ tuổi được cố vấn bởi một phù thủy. Huyền thoại luôn chứa đựng lịch sử trong nó, từ Merlin đến Macbeth.

“Thậm chí khi người Anh đang khai thác sâu vào những thế giới bị phù phép thì người Mỹ lại thiên hướng về chủ nghĩa thực dụng, luôn xem đất đai của họ là thứ để khai hoang,” theo lời của Tatar. Người Mỹ là những người mang trong mình tinh thần lao động của phái Tin Lành, họ vẫn còn xuất hiện trong những câu truyện như Pollyanna hay The Little Engine that Could (Cổ máy nhỏ thần kỳ).

Người Mỹ cũng có viết về những câu truyện thần tiên, nhưng không giống như người Anh, theo như Jerry Griswold, giáo sư danh dự về lĩnh vực văn học thiếu nhi của Đại học San Diego. “Những câu truyện của người Mỹ đều xuất phát từ chủ nghĩa thực tế; ngay cả những giấc mơ của họ cũng rất thực tế,” ông nói, chỉ ra Dorothy, người đã lột trần bản chất  Wizard of Oz (Phù thủy xứ Ozvĩ đại và tuyệt vời, là một đứa bịp bợm.

4. Văn học thiếu nhi Mỹ khá nặng nề, triết lý

Một nét khác của những câu truyện giả tưởng đến từ xứ cờ hoa là: Chúng thường được kết thúc với một bài học về đạo đức – như, ngạc nhiên thay, trong tác phẩm nhắng nhít của Dr. Seuss, người tạo ra chú voi Horton: “Một người là một người, dù nhỏ bé thế nào đi nữa”, hay “Tôi muốn những gì tôi nói và tôi nói những gì tôi muốn. Một chú voi có lòng trung thành 100 phần trăm.”

Ngay cả The Cat in the Hat (Chú mèo đội mũ) cũng phải dọn dẹp lại đống bừa bộn trước khi mẹ về. Ở xứ Oz, Technicolor đã cố gắng kết thúc câu chuyện của Dorothy với hiện thực rằng: “Không có nơi nào bằng nhà mình.” Và Max trong Where the Wild Things Are (Ở nơi quỷ sứ giặc non) phải chuộc lỗi vì tiếng “ồn ào man rợ” từ cơn nóng giận của mình bằng cách bình tĩnh lại và chèo thuyền về nhà.

5. Văn học thiếu nhi Anh hướng đến thiên nhiên và tính cổ điển

Những vấn đề liên quan đến ngoại cảnh: Phong cảnh làng quê cổ xưa ở Anh, trải dài cùng với những tòa lâu đài đổ nát và những nông trại ấm cúng, được thêm thắt vào để thêu dệt nên những câu truyện cổ tích. Như giáo sư Tatar diễn tả, người Anh rất biết cách nắm bắt vẻ đẹp từ những cách đồng thôn quê của họ: “Lấy ví dụ như Beatrix Potter nói chuyện với những chú thỏ núp trong hàng cây rào quanh nhà, hay Winnie – the – Pooh của A.A. Milne lang thang trong Khu rừng trăm mẫu.”

Nhưng đó chưa phải là tất cả, J.K. Rowling đã dựng nên ngôi trường phù thủy và ma thuật Hogwarts của Harry Potter ở cao nguyên Scotland ma quái và hoang dại. Lewis Carroll đã vẽ lên những khu vườn tường đá cổ kính, những dòng sông im lìm, những hành lang bí mật của Đại học Oxford để thổi vào những đoạn văn xuôi kỳ quái của Alice in Wonderland một sức sống sinh động.

Những khung cảnh hùng vĩ của nước Mỹ thì lại trái ngược, kém phần ấm cúng hơn, ít kể về con người hơn và cũng không có nhiều ma mị. Các nhân vật sống ở những ngọn núi màu xanh oai vệ hay ở những cánh đồng trĩu quả đều rất thực: Đó là chú lừa Brighty of the Grand Canyon, anh cảnh sát Boston người đã dừng các phương tiện giao thông lại trong Make way for Duckings,  cô dâu được hỏi cưới qua thư trong SarahPlain and Tall người muốn mang tình yêu thương đến với những đứa trẻ cô độc ở nông trang miền Trung Tây. Ở đây không hề có rồng, đũa phép, hay cây dù Marry Poppins.

Thay vào đó những câu truyện phổ biến ở vùng đất Tân thế giới thường dùng câu chữ và những bài ca vĩ đại để ca tung về những người đàn ông và những người phụ nữ chân chính.

6. Ẩn chức nội dụng về nghi lễ và lịch sử

Những tôn giáo ngoại đạo ở Anh và những câu truyện kể về nghi lễ của họ chưa bao giờ biến mất, giáo sư văn học Meg Bateman đã trả lời tôi trong cuộc phỏng vấn trên đảo Isle the Skye ở cao nguyên Scotland. Người Anh ngoại giáo nói chung, hay ở Scotland nói riêng, đã tồn tại qua thời kỳ của người Cơ Đốc Giáo lâu hơn bộ phận còn lại của Châu Âu.

Chủ nghĩa độc thần đã có một khoảng thời gian khó khăn để thâm nhập vào nước Anh mặc dù sau đó nó đã quét sạch những tôn giáo nguyên thủy khác ra khỏi lục địa, theo lời của Bateman, một vị giáo sư có chương trình giảng dạy ở Gaelic. Bị cô lập sau Bức tường Hadrian – do người La Mã dựng lên nhằm ngăn cản những cuộc tấn công của lũ người man rợ từ phương Bắc – Scotland đã tồn tại như một nơi mà niềm tin của những kẻ ngoại giáo vẫn được duy trì; niềm tin ấy được ấp ủ từ cái nôi tôn giáo dân gian, vốn có được từ những cuộc xâm lược thành công của người Picts, người Celts, người La mã, người Angle Saxon và người Vikings.

Thậm chí cho đến thế kỷ 19 và 20, rất nhiều người tin rằng họ sẽ bị xua đuổi đến một vụ trụ song song. Bóng ma vẫn luôn theo ám những tòa lâu đài của các gia tộc, những người xem hải cẩu và gấu như tổ tiên của mình. “Văn hoá Gaelic dạy rằng chúng ra không cần phải sợ bóng tối.” Bateman nói.

7. Đơn giản hóa Cái chết

La bàn vàng

Cái chết không phải “một cánh cổng dẫn đến thiên đường hay địa ngục, mà chỉ là một nơi khác để sự sống được tiếp tục, nơi mà những linh hồn được giải thoát để dõi theo cuộc sống.” Một vết rách trên tấm vải này đã khơi mào cho câu truyện bắt đầu. Harry PotterThe Chronicles of Narnia (Biên niên sử Narnia)The Dark is rising (Bóng đêm trỗi dậy), Peter Pan, The Golden Compass (Chiếc la bàn bằng vàng), tất cả đều có bối cảnh diễn ra ở một thế giới khác song song với nơi mà chúng ta đang sống.

Đấy chính là những niềm tin mà người Thanh giáo đã chối bỏ như cách mà họ đã trốn chạy khỏi nước Anh cùng với sự đàn áp tôn giáo để đến với những bờ đá của Tân thế giới.

8. Ca ngợi nền Văn hóa bản địa và Chủ nghĩa Anh hùng

Nước Mỹ khá đặc biệt khi họ không có nền văn hóa dân gian bản địa, theo giáo sư Tatar của Đại học Harvard. Mặc dù những nô lệ Châu Phi đã mang văn hóa dân gian của họ đến những đồn điền phía nam, và người Mỹ bản địa cũng có một một bề dày truyền thống về các câu truyện thần thoại, một số ít vẫn gìn giữ đến thế giới phong phú ngày nay, khác với những câu truyện của người Mỹ bản địa hay thứ tiếng địa phương không còn giá trị của Uncle RemusUncle Tom, và cậu bé nô lệ Jim trong Huckleberry Finn.

Thay vào đó những câu truyện phổ biến ở vùng đất Tân thế giới thường dùng câu chữ và những bài ca vĩ đại để ca tụng về những người đàn ông và những người phụ nữ chân chính như: Daniel Boone, Davy Crockett, Calamity Jane, hay thậm chí là con la tên Sal trên kênh đào Erie. Ra khỏi những cuộc thi khóac lác trong các xưởng đốn gỗ hay khai thác than có thể nghe được những câu truyện còn cường điệu hơn như Tall Tales, kể về gã thợ rừng khổng lồ tên Paul Bunyan, anh chàng cao bồi cưỡi ngựa Pecos Bill, và người đàn ông khoang thép, John Henry, ông sinh ra đã là một nô lệ, và chết đi khi vẫn còn cầm cây búa trong tay. Tất cả những nhân vật này đều là hiện thân cho lời hứa của người Mỹ: Hào quang của họ do chính họ tạo nên.

Trẻ em ở Anh có thể được nghe kể về câu truyện khi vị vua trẻ Arthur rút thanh gươm ra khỏi đá cũng chính là khi phát hiện vận mệnh hoàng gia. Nhưng dân nhập cư ở Mỹ, những người đã trốn thoát tình trạng quyền lợi dòng dõi không được thừa nhận lại rất thích thách thức giới quý tộc, theo lời của Griswold. Ông chỉ ra rằng The Prince and The Pauper (Hoàng tử và Kẻ nghèo khó) của Mark Twain cũng nêu rõ hai chàng trai không thể hoáng đổi thân phận cho nhau: “Chúng ta nghi ngờ những toà lâu đài ở đây.”

9. Câu chuyện thú vị nhờ vào tính hài hước và châm biếm

Ở Scotland, Bateman cũng lần lượt chỉ ra những khác biệt giữa hai đất nước, người Mỹ thiếu tính châm biếm hóm hỉnh cần thiết khi hoài nghi tính chân thật của thực tế” – không giống như sự mỉa mai, chính là sự tự hạ bệ hài hước của người Anh. Điều đó có nghĩa những câu truyện của người Mỹ đối với người Anh lại có chút “giáo điều”. Chủ nhân của giải thưởng Maurice Sendak – tác giả của cuốn sánh minh họa về các nghi thức: What Do You Say, Dear? sẽ là một ví dụ điển hình. Ngay cả Little Women (Những cô gái nhỏ) cũng được Bateman miêu tả như một câu truyện “ngụ ngôn về việc cố gắng hết sức mình trong hoàn cảnh khó khăn” của những người đạo Tin Lành.


Gió qua rặng liễu

Có thể một thế giời không gắn với sự cứu thế hay những ràng buộc về đạo đức sẽ là điểm sáng cho những câu truyện hùng tráng. Ở Edinburgh – một thị trấn cổ giống như Rome được xây trên bảy ngọn đồi, nơi những con hẻm tối đổ dốc xuống từ những con đường đá sỏi, lặn mình dưới những tòa nhà bằng đá, từ các bậc thang quanh co chạy ra biển – một đứa trẻ tám tuổi tên Caleb Sansom lại có những suy nghĩ như vậy. Cậu bé đã cùng với mẹ lùng sục hết thảy các thư viện ở thị trấn, cậu nói cậu thích những câu truyện có “những con vật nghịch ngợm, làm những thứ giống con người.”. Như Mr. Toad trong The Wind in the Willows (Gió qua rặng liễu) “một người lái xe rất nhanh, gặp tai nạn, hát hò, rồi vào tù.” Về phía các tác phẩm của Mỹ như The Little House in the Big Woods: “Có quà nhiều luật lệ phải tuân theo. ‘Làm cái này. Không được làm cái kia.’ Quá nhàm chán.”

10. Cái Thiện chiến thắng cái Ác bằng trí khôn

Nền văn hóa dân gian ngoại đạo thường có ít các bài học đạo đức, thay vào đó sẽ có nhiều nhân vật là những tay lừa đảo chiến thằng bằng mưu mẹo và kỹ năng của mình như: Bilbo Baggins đã gạt Gollum trong một trò chơi dùng sự phỏng đoán, chú chuột trong The Gruffalo (Chuột nâu phiêu lưu ký) tránh được tai họa bị ăn thịt bằng cách chơi khăm con cú và con sói háu đói. Griswold gọi những tay này là “Chúa vô tổ chức” những kẻ lôi cuốn bọn trẻ bằng chính ước muốn tự nhiên của chúng đó là lật đổ chính quyền và bắt đầu những trò quậy phá: “Logic của bọn trẻ thậm chí còn ngoại đạo hơn cả người lớn.”

Thế nhưng Bateman cũng cho rằng trong những câu truyện thần thoại ấy đều có những con người trẻ tuổi sở hữu những tính cách cần thiết để chế ngự cái ác, mỗi bên đều có những góc trái chiều về sự hư hỏng và bọn trẻ: Những đứa trẻ ngoại giáo sinh ra đều rất hồn nhiên; những đứa trẻ Cơ Đốc giáo sinh rã đã mang tội và cần được rửa sạch tội. Như Jody trong The Yearling, người buộc phải giết con nai cưng của mình, cậu bé phải hiểu được những lựa chọn khó khăn trong cuộc sống trước khi cậu có thể tha thức cho người mẹ và gánh vác trách nhiệm nặng nề của một người lớn.

Hóa ra truyện giả trưởng – vốn là thế mạnh của nền văn học thiếu nhi ở Anh – lại bị chỉ trích rằng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

11. Đánh giá cao tầm quan trọng của truyện cổ tích

Kể từ khi Bruno Betterlheim viết cuốn sách The Uses of Enchantment về vai trò của truyện cổ tích tác động lên mặt tâm lý, những chuyên gia tâm lý học trẻ em đã có những nhận định đánh giá về tầm quan trọng của việc kể truyện vì khi đó bọn trẻ sẽ giải quyết mối bận tâm của chúng về thế giới người lớn. Những câu truyện cổ tích thần tiên ngày nay miêu tả gần như mọi nỗi sợ của các nhóc tì về việc bị bỏ rơi, không có quyền phép, hay cái chết.

Đa số các tác phẩm dành cho trẻ em thành công đều chỉ ra được những nỗi sợ thông thường ấy thông qua việc tiếp cận lặp đi lặp lại những loại xúc cảm, theo Griswold. Trong cuốn sách của ông, Feeling like a Kid: Childhood and Children’s Literature, ông xác định rằng có năm loại truyện có thể thu hút bọn trẻ dù cho chúng chỉ kể về những món đồ giả hay những nơi không có thật – những nơi để ẩn náu, thế giới tí hon, nhân vật phản diện đáng sợ, những thứ nhẹ nhàng và bay bổng, và những món đồ chơi di động cùng với những con vật biết nói chuyện.

“Bọn trẻ suy nghĩ về vấn đề của chúng bằng cách tạo ra những thế giới không có thực, điều mà người lớn chúng ta sẽ không làm,” Griswold nói, ” Trong thế giới song song ấy, mọi chuyện được giải quyết, được định hình và thấu hiểu.” Chỉ khi bọn trẻ học hỏi một cách tốt nhất thông qua những hoạt động thực tế, chúng mới xử lý được những cảm xúc thông qua phép ẩn dụ. Griswold còn lưu ý thêm rằng, “Những câu truyện phục vụ cho những mục đích xa hơn là sự hài lòng, một mục đích được mã hóa trong những cách tương tự. Một cốt truyện xuyên suốt, cũng giống như những giấc mơ, chúng mang trong mình những chức năng sinh học.”

Kết luận

Hóa ra truyện giả trưởng – vốn là thế mạnh của nền văn học thiếu nhi ở Anh – lại bị chỉ trích rằng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Thần tiên giống như những tiếng nói từ trái đất, từ lịch sử loài người, cùng với những giải thích khác nhau về ý nghĩa của cuộc sống và cách nhìn thấu cái chết, Bateman cho rằng “nhận ra thiên nhiên cho con người nguồn sống tốt hơn là một điều khôn ngoan. “Văn hóa dân gian ngoại đạo giúp chúng ta khiêm tốn bằng cách gợi cho chúng ta nhớ rằng chúng ta chỉ là những vị khách đến trái đất – một ẩn dụ rất thật trong thời của chúng ta.”

Hôm nay hẳn là ngày chúng ta có nhiều lý do hơn bao giờ hết để tìm đến sự an ủi trong thế giới tưởng tượng. Cùng với nỗi sợ về cuộc khủng bổ 9/11 và mối e ngại về sự nóng lên toàn cầu, Griswold cho rằng các tác giả người Mỹ đã chuyển hướng nhanh chóng sang một thể loại tăm tối hơn – Tiểu thuyết có bối cảnh xã hội đầy rẫy những bất công và khổ đau, kết quả của việc cải cách thay đổi văn hóa, đạo đức như The Hunger Games (Cuộc chiến sinh từ) (Người tryền ký ức)Divergent (Những kẻ bất trị), và The Maze Runner (Giải mã mê cung).

Cũng giống như sự sụp đổ của toà tháp đôi, đây đều là những câu truyện buồn và đáng lo về thế giới thất thủ thời kỳ hậu Khải huyền, thế giới mà những bộ não được cấy chip điện tử, nhằm phản ánh mối quan ngại về sự xâm nhập của một thế giới tiêu dùng được hỗ trợ bởi mạng xã hội. Đây chính là tương lai mà tất cả hy vọng đều bị kìm hãm, tương lai mà thế giới hoang tàn sẽ tẻ nhạt và nghèo khó. Nhưng có thể mọi thứ đều có mục đích của nó. Nếu bọn trẻ dùng những câu truyện cổ tích để giải quyết những nỗi sợ của chúng, thì thế giới đen tối giả tưởng (của những anh hùng và nữ anh hùng) có thể là hình mẫu cho những hy vọng mà hôm nay chúng cần đến để thấy được mức độ của những vấn đề trước mắt.

Xuân Khanh (Theo The Atlantic)


Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000 

Giá bìa 100.000   

Giá bán

49.000